3 phương án về mô hình tổ chức chính quyền địa phương tại đặc khu

Xuân Hải |

Ngày 11.1, Ủy ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt (đơn vị HCKTĐB). Vấn đề xác định mô hình tổ chức chính quyền địa phương tại đơn vị HCKTĐB nhận được sự quan tâm và tranh luận của nhiều đại biểu.

Thay mặt cơ quan thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Khắc Định đưa ra 3 phương án về mô hình tổ chức bộ máy chính quyền địa phương tại đơn vị HCKTĐB.

Theo đó, phương án 1 (thực hiện thiết chế Trưởng Đơn vị HCKTĐB). Phương án này có ưu điểm: Bảo đảm tinh gọn bộ máy, đáp ứng yêu cầu quản lý tập trung, năng động, linh hoạt, điều hành nhanh nhạy; xác định rõ và đề cao trách nhiệm cá nhân người đứng đầu, khắc phục được tình trạng “núp bóng” tập thể để né tránh trách nhiệm; có tính đột phá mạnh mẽ, đáp ứng yêu cầu của Hội nghị Trung ương 5 (khóa XII) về xây dựng các đơn vị HCKTĐB với “thể chế vượt trội”, nhằm “thử nghiệm đổi mới, hoàn thiện tổ chức bộ máy thuộc hệ thống chính trị”.

Các hạn chế chủ yếu của phương án 1 là: Không bảo đảm quyền đại diện của nhân dân, nguyên tắc nhân dân lập ra chính quyền, cơ quan quyền lực bầu cơ quan hành chính; dễ dẫn đến nguy cơ lạm quyền do chính quyền được tổ chức “đặc biệt”, tập trung vào một cá nhân, được phân quyền, phân cấp rất lớn nhưng thiếu cơ chế giám sát của cơ quan đại diện dân cử cùng cấp, không bảo đảm cơ chế kiểm soát quyền lực “vượt trội” tương xứng, hiệu quả.

Phương án 2 (chính quyền đơn vị HCKTĐB gồm có Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tương tự như ở các đơn vị hành chính hiện nay).

Còn phương án 3 (kết hợp các ưu điểm, khắc phục các nhược điểm của phương án 1 và phương án 2). Theo phương án này, chính quyền địa phương ở đơn vị HCKTĐB là cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân đơn vị HCKTĐB (gọi tắt là Hội đồng đặc khu) và Ủy ban nhân dân đơn vị HCKTĐB (gọi tắt là Ủy ban đặc khu) được tổ chức tinh gọn, chỉ quyết định một số vấn đề quan trọng, mang tính định hướng lớn, còn chủ yếu tập trung phân quyền, phân cấp thẩm quyền quản lý, điều hành ở đơn vị HCKTĐB cho Chủ tịch Ủy ban đặc khu.

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Khắc Định, trên cơ sở kết quả thảo luận, Thường trực Ủy ban Pháp luật đã biểu quyết về từng phương án tổ chức bộ máy chính quyền địa phương ở đơn vị HCKTĐB. Kết quả có 3/12 thành viên tán thành phương án 1; Không có thành viên nào tán thành phương án 2; và 9/12 thành viên tán thành phương án 3.

Xuân Hải
TIN LIÊN QUAN

Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến vào dự Luật an ninh mạng

Minh Vũ |

Sáng 10.1, tại Hà Nội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã phát biểu khai mạc Phiên họp thứ 20 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Sáng nay, khai mạc phiên họp thứ 20 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Xuân Hải |

Theo kế hoạch, sáng nay 10.1, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân sẽ phát biểu khai mạc Phiên họp thứ 20 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Thường vụ Quốc hội biểu quyết tán thành việc thành lập thị trấn Ninh Cường

Hải Thành |

Sáng 13.12, tại phiên họp thứ 19, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc thành lập thị trấn Ninh Cường thuộc huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định với 100% thành viên tán thành.

Khuyến cáo khẩn cấp công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon

Thanh Hà |

Công dân Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại Lebanon được khuyến cáo rời khỏi quốc gia này khi các chuyến bay thương mại vẫn còn hoạt động.

Kiểm toán cung cấp hàng trăm tài liệu cho cơ quan điều tra

CAO NGUYÊN |

Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn cho biết, năm 2023, đã cung cấp hơn 800 tài liệu cho Ủy ban kiểm tra và cơ quan điều tra.

Đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị làm việc tại Sơn La

Minh Nguyễn |

Bộ Chính trị đã triển khai kiểm tra việc tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đối với Tỉnh ủy Sơn La.

Người dân Thanh Hóa đổ xô ra cầu Hàm Rồng xem nước lũ

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Nước từ thượng nguồn đổ về khiến mực nước sông Mã dâng cao, nhiều người dân ở TP Thanh Hóa đã tập trung ra cầu Hàm Rồng xem nước lũ.

Cập nhật các tỉnh công bố tình trạng khẩn cấp về thiên tai

Nhóm PV |

Sau ảnh hưởng nặng nề của mưa lũ do bão số 3, số 4, Thanh Hóa là tỉnh thành tiếp tục phải công bố tình trạng khẩn cấp về thiên tai.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến vào dự Luật an ninh mạng

Minh Vũ |

Sáng 10.1, tại Hà Nội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã phát biểu khai mạc Phiên họp thứ 20 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Sáng nay, khai mạc phiên họp thứ 20 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Xuân Hải |

Theo kế hoạch, sáng nay 10.1, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân sẽ phát biểu khai mạc Phiên họp thứ 20 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Thường vụ Quốc hội biểu quyết tán thành việc thành lập thị trấn Ninh Cường

Hải Thành |

Sáng 13.12, tại phiên họp thứ 19, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc thành lập thị trấn Ninh Cường thuộc huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định với 100% thành viên tán thành.