Bảo đảm thực chất nhất việc xin ý kiến nhân dân về sửa đổi Luật Đất đai

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, việc xin ý kiến nhân dân về dự án Luật Đất đai (sửa đổi) cần bảo đảm hiệu quả cao nhất và thực chất nhất, thực sự phát huy được dân chủ, trí tuệ của toàn dân, các giới, các ngành đóng góp cho dự thảo luật quan trọng này.

Sáng 13.12, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội và các Phó Chủ tịch Quốc hội đã chủ trì, điều hành nội dung phiên họp thứ 18 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Phát biểu khai mạc phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, tại phiên họp thường kỳ của tháng 12, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét cho ý kiến đối với 2 nhóm vấn đề:

Nhóm nội dung thứ nhất, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét cho ý kiến và quyết định những nội dung thuộc thẩm quyền theo công việc thường xuyên, theo chức năng, nhiệm vụ đã được giao, gồm có 8 nội dung cụ thể:

Một là, cho ý kiến về Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh về trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân.

Hai là, xem xét, quyết định việc lấy ý kiến nhân dân về dự án Luật Đất đai (sửa đổi). Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, rút kinh nghiệm từ những lần trước, việc xin ý kiến nhân dân cần bảo đảm hiệu quả cao nhất và thực chất nhất, thực sự phát huy được dân chủ, trí tuệ của toàn dân, các giới, các ngành đóng góp cho dự thảo luật quan trọng này.

Ba là, xem xét, thông qua Chương trình công tác năm 2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Bốn là, đánh giá kết quả thực hiện chương trình hoạt động đối ngoại, hợp tác quốc tế năm 2022; xem xét, thông qua chương trình hoạt động đối ngoại năm 2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và cho ý kiến (chỉ đạo, điều hòa) về chương trình đối ngoại, hợp tác quốc tế của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, các nhóm nghị sĩ hữu nghị, các cơ quan của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Kiểm toán nhà nước và Văn phòng Quốc hội.

Năm là, xem xét, thông qua Nghị quyết ban hành Quy chế về việc bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hoạt động của đại biểu Quốc hội.

Sáu là, xem xét, quyết định việc bổ sung kinh phí mua bù gạo dự trữ quốc gia.

Bảy là, xem xét, phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm và miễn nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Tám là, xem xét báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội tháng 11.2022 (trong đó có công tác dân nguyện tháng 10.2022).

Toàn cảnh phiên họp. Ảnh: Nghĩa Đức
Toàn cảnh phiên họp. Ảnh: Nghĩa Đức

Nhóm nội dung thứ hai, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét cho ý kiến về việc chuẩn bị kỳ họp bất thường lần thứ 2, Quốc hội khóa XV: Cho ý kiến quy hoạch tổng thể quốc gia theo quy định của Luật Quy hoạch; cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi); cho ý kiến về việc tổng kết, đánh giá việc thực hiện Nghị quyết 30/2021/QH15 kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV và đề xuất một số cơ chế, chính sách về y tế.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 chi phối nhiều quy hoạch khác, cần phải được phê duyệt sớm nhất; là nội dung quan trọng nhất của kỳ họp bất thường lần thứ hai.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng cho ý kiến về giải pháp xử lý, bất cập tại một số trạm thu phí, dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức BOT và một số nội dung khác cần trình Quốc hội tại kỳ họp bất thường lần thứ hai (nếu có)...

Chủ tịch Quốc hội cho biết, tại phiên họp này Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất tổ chức một phiên họp chia thành 2 đợt.

Nhấn mạnh nội dung phiên họp có ý nghĩa quan trọng, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội nghiên cứu cụ thể, phát biểu trách nhiệm. Các cơ quan hữu quan bố trí thời gian họp đầy đủ để bảo đảm chất lượng phiên họp với tinh thần khẩn trương, kỹ lưỡng.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Dự kiến kỳ họp bất thường thứ hai của Quốc hội diễn ra từ ngày 5.1.2023

PHẠM ĐÔNG |

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành kế hoạch trình Quốc hội xem xét, thông qua Nghị quyết về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại kỳ họp bất thường lần thứ hai của Quốc hội.

Chuẩn bị kỹ lưỡng cho kỳ họp bất thường của Quốc hội

Phạm Đông |

Chiều 28.11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã bế mạc phiên họp thường kỳ thứ 17, hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra.

Chính phủ đề nghị trình Quốc hội 5 nội dung tại kỳ họp bất thường

PHẠM ĐÔNG |

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường đề xuất 2 phương án về thời gian kỳ họp bất thường. Trong đó, Chính phủ đề nghị trình Quốc hội 5 nội dung tại kỳ họp bất thường lần thứ 2.

Cấp dưới Trương Mỹ Lan khai: Không ngờ hậu quả quá lớn

Tú Tâm |

TPHCM - Tại phiên xử Trương Mỹ Lan giai đoạn 2, trong phần thẩm vấn, nhiều cấp dưới thừa nhận hành vi như cáo trạng truy tố.

Sắp triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương

Xuyên Đông |

Ngày 20.9, Bộ Giao thông Vận tải cho biết, sẽ triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương trong năm 2025.

Mưa ngập, hơn 11.000 học sinh vùng trũng ở Hà Tĩnh nghỉ học

TRẦN TUẤN |

Sáng 20.9, tại huyện Hương Khê và Hương Sơn (Hà Tĩnh) xảy ra mưa lớn, ngập cục bộ nên hơn 11.000 học sinh ở khu vực trũng thấp được cho nghỉ học.

Giá vàng hôm nay 20.9: Vàng nhẫn tăng sốc

Khương Duy |

Giá vàng hôm nay 20.9 tăng mạnh ở thị trường trong nước và thế giới. Giá vàng nhẫn tròn trơn 9999 sáng nay sắp bằng giá vàng miếng SJC.

Giám đốc công ty làm máy nhắn tin cho Hezbollah bị điều tra

Anh Vũ |

Công ty Gold Apollo, có trụ sở tại Đài Loan (Trung Quốc), đang bị điều tra liên quan đến vụ nổ hàng nghìn máy nhắn tin của lực lượng Hezbollah.