Bộ ảnh quý về dấu ấn hoạt động của Đại tướng Lê Đức Anh

VƯƠNG TRẦN |

Sau Cách mạng Tháng 8.1945, đồng chí Lê Đức Anh tham gia quân đội và bắt đầu cuộc đời binh nghiệp đầy gian khổ và oanh liệt. Hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược đã tôi luyện ý chí và tài năng giúp Đại tướng trưởng thành và có những đóng góp quan trọng trên các cương vị được Đảng, Nhà nước và Quân đội giao phó.

Trong cuốn sách hồi ký "Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng" của Đại tướng Lê Đức Anh, có đăng tải những bức ảnh tư liệu quý về cuộc đời sự nghiệp của Đại tướng, khắc họa chân dung vị Đại tướng tài hoa và hết mình với Đảng, nhân dân.

Những hình ảnh này ghi lại trong quá trình ông trực tiếp tham gia chỉ huy nhiều chiến dịch lớn như Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968; Chiến dịch Hồ Chí Minh 1975...

Phó Tư lệnh - Tham mưu trưởng Quân giải phóng miền Nam Lê Đức Anh tại Bộ tư lệnh miền - khu căn cứ Tà Thiết năm 1966.
Phó Tư lệnh - Tham mưu trưởng Quân giải phóng miền Nam Lê Đức Anh tại Bộ Tư lệnh miền Nam- khu căn cứ Tà Thiết năm 1966.
Phó tư lệnh - Tham mưu trưởng Quân giải phóng miền Nam Lê Đức Anh (người đang dơ tay chỉ) và Phó Chính ủy miền Nam Lê Văn Tưởng (ngoài cùng bên trái) cùng các đồng chí trong Bộ Tư lệnh miền Nam tại căn cứ Tà Thiết năm 1971.
Phó Tư lệnh - Tham mưu trưởng Quân giải phóng miền Nam Lê Đức Anh (người đang chỉ tay) và Phó Chính ủy miền Nam Lê Văn Tưởng (ngoài cùng bên trái) cùng các đồng chí trong Bộ Tư lệnh miền Nam tại căn cứ Tà Thiết năm 1971.
Trung tướng Trần Văn Trà - Tư lệnh Bộ chỉ huy miền và Tham mưu trưởng Lê Đức Anh trên đường đi công tác chiến khu D năm 1971.
Trung tướng Trần Văn Trà - Tư lệnh Bộ chỉ huy miền Nam và Tham mưu trưởng Lê Đức Anh trên đường đi công tác chiến khu D năm 1971.
Trung tướng Trần Văn Trà - Tư lệnh Bộ chỉ huy miền (người đang chỉ tay trên bản đồ) và Tham mưu trưởng Lê Đức Anh (người ngồi bên phải Trung tướng Trần Văn Trà) trong cuộc họp Bộ chỉ huy miền tại Căn cứ Lộc Ninh (Bình Phước) năm 1972.
Trung tướng Trần Văn Trà - Tư lệnh Bộ chỉ huy miền Nam (người đang chỉ tay trên bản đồ) và Tham mưu trưởng Lê Đức Anh (người ngồi bên phải Trung tướng Trần Văn Trà) trong cuộc họp Bộ chỉ huy miền Nam tại Căn cứ Lộc Ninh (Bình Phước) năm 1972.
Tàu mang số hiệu 158 của Đoàn 950, Quân khu 9 chở Tư lệnh Quân khu 9 Lê Đức Anh vượt biển ra Bắc họp cuối năm 1973.
Tàu mang số hiệu 158 của Đoàn 950, Quân khu 9 chở Tư lệnh Quân khu 9 Lê Đức Anh vượt biển ra Bắc họp cuối năm 1973.
Trung tướng Lê Đức Anh - Tư Lệnh Quân khu 9, nguyên Phó Tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh (ngoài cùng bên phải hàng đứng) - chụp ảnh cùng với các đồng chí Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Văn Tiến Dũng... dự Hội nghị tổng kết chiến dịch Hồ Chí Minh tại Đà Lạt năm 1975.
Trung tướng Lê Đức Anh - Tư Lệnh Quân khu 9, nguyên Phó Tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh (ngoài cùng bên phải hàng đứng) - chụp ảnh cùng với các đồng chí Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Văn Tiến Dũng... dự Hội nghị tổng kết chiến dịch Hồ Chí Minh tại Đà Lạt năm 1975.
Trung tướng Lê Đức Anh - Tư lệnh Quân khu 9 thăm động viên các chiến sĩ của Tiểu đoàn tăng - thiết giáp, Quân khu 9 tháng 5/1976.
Trung tướng Lê Đức Anh - Tư lệnh Quân khu 9 thăm động viên các chiến sĩ của Tiểu đoàn tăng - thiết giáp, Quân khu 9 tháng 5.1976.
Trung tướng Lê Đức Anh - Tư lệnh Quân khu 9 (ngồi ghế ngoài cùng bên phải) chụp ảnh cùng với Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Đại tướng Văn Tiến Dũng và một số đại biểu dự Đại hội biểu dương Đảng bộ quân đội lần thứ II tại Hà Nội năm 1976.
Trung tướng Lê Đức Anh - Tư lệnh Quân khu 9 (ngồi ghế ngoài cùng bên phải) chụp ảnh cùng với Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Đại tướng Văn Tiến Dũng và một số đại biểu dự Đại hội biểu dương Đảng bộ quân đội lần thứ II tại Hà Nội năm 1976.
Hội nghị giao nhiệm vụ cho các đơn vị quân tình nguyện Việt Nam tham gia giúp Campuchia lật đổ chế độ diệt chủng Pôn - Pốt tại TP. Hồ Chí Minh ngày 4/1/1979.
Hội nghị giao nhiệm vụ cho các đơn vị quân tình nguyện Việt Nam tham gia giúp Campuchia lật đổ chế độ diệt chủng Pôn - Pốt, tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh ngày 4.1.1979.
 
Đại tướng Lê Đức Anh - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đi thị sát tại quần đảo Trường Sa, tháng 5.1988.
VƯƠNG TRẦN
TIN LIÊN QUAN

Đại sứ Mỹ chia buồn về việc nguyên Chủ tịch Nước Lê Đức Anh từ trần

Hải Anh |

Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel J. Kritenbrink nhấn mạnh, quá trình Việt Nam - Mỹ bình thường hóa quan hệ song phương diễn ra trong nhiệm kỳ của nguyên Chủ tịch Nước Lê Đức Anh, từ đó đưa tới mối quan hệ đối tác và hữu nghị sâu sắc mà hai quốc gia đang có.

Nguyên Chủ tịch Nước Lê Đức Anh từ trần

Theo TTXVN |

Đồng chí Lê Đức Anh đã từ trần vào hồi 20 giờ 10 phút, ngày 22 tháng 4 năm 2019 tại nhà Công vụ, số 5A, phố Hoàng Diệu, thành phố Hà Nội.

Tổng Bí thư thăm, chúc mừng các đồng chí Đỗ Mười và Lê Đức Anh được tặng huy hiệu 80 năm tuổi Đảng

Theo TTXVN |

Chiều 28.4, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Bí thư Quân ủy Trung ương đã đến thăm, chúc mừng nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười và nguyên Chủ tịch Nước Lê Đức Anh vừa được tặng Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.