Bộ trưởng Bộ Công an phân tích lý do cấm tuyệt đối nồng độ cồn với tài xế

PHẠM ĐÔNG |

Theo Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm, quy định cấm lái xe mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhằm bảo đảm sức khỏe người tham gia giao thông, tránh lạm dụng rượu, bia, bảo vệ giống nòi, hạn chế tai nạn giao thông.

Theo chương trình Kỳ họp thứ 6, chiều 24.11, Quốc hội sẽ thảo luận về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Trước phiên thảo luận tại hội trường, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm đã có báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội tại thảo luận tổ.

Một trong những nội dung được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm là quy định cấm tuyệt đối với người “điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn”.

Theo đó, Đại tướng Tô Lâm nhấn mạnh quy định cấm lái xe mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhằm bảo đảm sức khỏe người tham gia giao thông, tránh lạm dụng rượu, bia, bảo vệ giống nòi, hạn chế tai nạn giao thông.

Nội dung này cũng thống nhất với quy định của Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia quy định lái xe mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn là hành vi bị cấm.

Báo cáo cũng nêu rõ, người lái xe sau khi uống rượu, bia sẽ ảnh hưởng đến khả năng phán đoán, xử lý tình huống khi đi đường.

Thực tế đã xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông gây hậu quả nghiêm trọng, làm chết và bị thương nhiều người mà nguyên nhân là do người điều khiển phương tiện vi phạm về nồng độ cồn.

Sau thời gian thực hiện quyết liệt việc kiểm soát, xử lý vi phạm về nồng độ cồn, các vụ tai nạn giao thông liên quan đến sử dụng rượu, bia đã giảm đáng kể.

Với ý kiến đề nghị điều chỉnh theo hướng quy định mức tỉ lệ nồng độ cồn cụ thể được phép điều khiển phương tiện tham gia giao thông, báo cáo khẳng định Chính phủ sẽ nghiên cứu, đánh giá thận trọng, kỹ lưỡng trên cơ sở bảo đảm yêu cầu thực tiễn, có căn cứ khoa học và bảo đảm tính khả thi.

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV. Ảnh: Văn phòng Quốc hội
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV. Ảnh: Văn phòng Quốc hội

Bên cạnh đó, có ý kiến băn khoăn về việc tách Luật Giao thông đường bộ năm 2008 để ban hành Luật Đường bộ và Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ.

Giải trình nội dung này, Bộ trưởng Tô Lâm khẳng định việc xây dựng hai luật xuất phát từ yêu cầu thực tiễn khách quan.

Mục tiêu quan trọng nhất của việc này là bảo đảm tính mạng, sức khỏe, tài sản của người dân khi tham gia giao thông, xác định cụ thể cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ; phát triển, quản lý hạ tầng giao thông…

Từ đó góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực này.

Về điều kiện sức khỏe của người lái xe, Bộ trưởng Tô Lâm cho hay cơ quan soạn thảo sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Giao thông Vận tải và các cơ quan liên quan quy định đảm bảo chặt chẽ và có tính khả thi theo hướng siết chặt cơ chế giám sát những điều kiện sức khỏe người lái xe.

Về loại xe dành cho người khuyết tật, hiện tại thông tư về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe của Bộ Giao thông Vận tải đã có nội dung này.

Liên quan đến cơ chế giám sát sát hạch lái xe và thành phần hội đồng sát hạch lái xe, Bộ trưởng Bộ Công an cũng nêu rõ sẽ phối hợp với các bộ, ngành nghiên cứu đảm bảo sự phù hợp, tính khả thi và hiệu quả.

Cùng với đó, có ý kiến đề nghị áp dụng việc quản lý tài xế bằng hình thức trừ điểm bằng lái xe và xem xét bổ sung vào dự thảo luật. Quy định trừ điểm giấy phép lái xe là một biện pháp quản lý nhà nước chứ không phải là hình thức, giải pháp hành chính.

Về vấn đề này, báo cáo nêu rõ Chính phủ sẽ chỉ đạo cơ quan soạn thảo phối hợp các cơ quan chức năng nghiên cứu, bổ sung cho phù hợp.

Báo cáo tổng hợp ý kiến các đại biểu Quốc hội tại phiên thảo luận, hầu hết đại biểu nhất trí sự cần thiết ban hành luật với 100 ý kiến ủng hộ. Bên cạnh đó, có 5 ý kiến băn khoăn về việc tách Luật Giao thông đường bộ năm 2008 để ban hành Luật Đường bộ và Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Kỷ luật cán bộ, công an vi phạm nồng độ cồn thì dân nào dám vi phạm

Lê Thanh Phong |

Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) và Công an thành phố Hải Phòng vừa cung cấp thông tin 25 cá nhân là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, đảng viên trên địa bàn thành phố vi phạm nồng độ cồn đã bị cảnh sát xử phạt hành chính.

Đa số ý kiến đồng ý với quy định nồng độ cồn bằng 0

PHẠM ĐÔNG - TRẦN VƯƠNG |

Góp ý về dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đại biểu Quốc hội cho biết, qua thẩm tra, đa số ý kiến đồng ý với quy định nồng độ cồn bằng 0.

Đề nghị cân nhắc quy định cấm tuyệt đối tài xế lái xe có nồng độ cồn

Vương Trần - Phạm Đông |

Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội cho hay, một số ý kiến đề nghị cân nhắc quy định cấm tuyệt đối người “Điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn”.

Nước rút, nắng lên, người dân Yên Bái tất bật về nhà sau bão lũ lịch sử

Trần Bùi |

Sáng 12.9, nước đã rút, những tia nắng đầu tiên xuất hiện, người dân thành phố Yên Bái bắt đầu tập trung tìm kiếm những gì còn sót lại và vệ sinh nhà cửa.

Xảy ra 70 sự cố đê điều tại 11 tỉnh/thành

Khương Duy |

Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ NNPTNT) cho biết, mực nước lũ trên nhiều tuyến sông có đê đã vượt báo động 3. Cả nước xảy ra 70 sự cố đê điều.

Bắc Ninh tiếp tục sơ tán 450 hộ dân trong đêm

Vân Trường |

450 hộ dân trong một khu phố ở TP Bắc Ninh đã được sơ tán đến nơi an toàn vào rạng sáng nay khi mực nước sông khu đê bối dâng cao, có dấu hiệu tràn qua mặt đê.

Bản tin công đoàn: Tăng lương với giáo viên hợp đồng 111

Nhóm PV |

Bản tin công đoàn hôm nay có những nội dung sau: Tổng LĐLĐVN kêu gọi quyên góp ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão; Giáo viên ký hợp đồng 111 có được tăng lương?...

Gia cố nhiều điểm xung yếu dọc sông Lô

Việt Bắc |

Trong khi vị trí vỡ đê tại Tuyên Quang đang chờ được khắc phục, nhiều vị trí xung yếu khác dọc sông Lô đoạn qua Phú Thọ cũng khẩn trương được gia cố.