Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Rút BHXH một lần là vấn đề phức tạp nhất phải xử lý

NHÓM PV |

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, rút bảo hiểm xã hội một lần (BHXH) là vấn đề rất nhạy cảm trong Luật BHXH và đây cũng là vấn đề phức tạp nhất phải xử lý.

Chiều 27.5, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật BHXH (sửa đổi).

Bộ trưởng Bộ LĐTBXH Đào Ngọc Dung giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung khẳng định, BHXH của Việt Nam rất non trẻ, mới được 29 năm. Trong khi đó có những quốc gia có BHXH hàng trăm năm.

Về hưởng BHXH một lần, Bộ trưởng cho biết, đây là vấn đề nhạy cảm nhất trong Luật BHXH và đây cũng là vấn đề phức tạp nhất phải xử lý.

Theo Bộ trưởng, nội dung này đã được bàn thảo qua 2 kỳ họp Quốc hội. Trong đó phải làm sao vừa thực hiện được mục tiêu an sinh xã hội lâu dài của đất nước để khi người già về hưu đều có lương, có bảo hiểm y tế. Đồng thời cũng phải quan tâm đến đời sống thực tế hiện tại của người lao động vì nguyện vọng của một bộ phận lao động là muốn rút BHXH một lần.

Theo Bộ trưởng, mỗi người dân sẽ có một lý do, một hoàn cảnh khác nhau. Có những trường hợp rút bảo hiểm rồi lại muốn tham gia trở lại.

Với mục tiêu như vậy, Bộ trưởng cho biết đã nghiên cứu rất kỹ ở một số nước phát triển và họ không có nội dung về hưởng BHXH một lần.

Phiên họp chiều 27.5, Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi). Ảnh: Quốc hội
Phiên họp chiều 27.5, Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi). Ảnh: Quốc hội

Bộ trưởng cho biết, ngày 25.5 vừa qua, Chính phủ tiếp tục đề xuất với Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội cho lựa chọn một trong hai phương án Chính phủ trình về hưởng BHXH một lần.

Cũng từ kỳ họp thứ 6 đến nay, cơ quan thẩm tra và cơ quan soạn thảo đã lấy ý kiến rộng rãi của các đối tượng bị tác động.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết đã đọc báo cáo của 5 địa phương có tỉ lệ rút BHXH nhiều nhất hiện nay, đặc biệt là khu vực phía Nam, khu vực Đông Nam Bộ thì tuyệt đại bộ phận các ý kiến chọn phương án 1 (người lao động sau 12 tháng nghỉ việc, có nhu cầu được rút BHXH một lần).

Trong khi đó, rất ít người chọn phương án 2 là người lao động chỉ được rút BHXH không quá 50% tổng thời gian đã đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất.

Theo Bộ trưởng, để hạn chế cho rút BHXH sẽ có nhiều giải pháp, trong đó có các chính sách hỗ trợ về tín dụng, cho vay không lãi.

"Dứt khoát chúng ta phải có chính sách này. Tuy nhiên những chính sách hỗ trợ này lại không đưa được trong luật này mà phải bố trí bằng luật và nghị định khác", Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nói.

Về nhóm ý kiến đề xuất tăng chính sách về thời gian cho chế độ ốm đau, thai sản mà các đại biểu nêu, Bộ trưởng cho rằng rất xác đáng, đúng với thực tế và nhu cầu. Ngay trong quá trình soạn thảo luật đã đưa nhiều chính sách tân tiến, tốt hơn so với luật 2014.

Liên quan đến cải cách tiền lương, Bộ trưởng cho biết, cải cách tiền lương đã có hơn 20 năm chuẩn bị.

"Cái khó nhất của cải cách tiền lương là không có tiền. Đợt này thì có tiền rồi, rất mừng với con số 680.000 tỉ đồng đã báo cáo Quốc hội. Cải cách tiền lương thì rõ ràng cần thiết và cấp bách hiện nay. Tuy nhiên, đây là vấn đề mới, vấn đề phức tạp vì cốt lõi là trả lương theo vị trí việc làm", Bộ trưởng nêu.

Muốn trả lương theo vị trí việc làm phải xác định được vị trí việc làm. Trong đó vị trí việc làm có 3 đặc điểm như tính ổn định, lâu dài và thường xuyên.

Về cải cách tiền lương, Bộ trưởng cho biết, chỉ đề xuất mức tham chiếu thay thế cho mức lương cơ sở. Mức tham chiếu thực chất là tính trên cơ sở tăng trưởng kinh tế hoặc mức thu chi. Dù mức tham chiếu thay cho lương cơ sở nhưng bản chất không có vấn đề gì.

NHÓM PV
TIN LIÊN QUAN

Đề xuất giải pháp hỗ trợ vay để ngăn chặn rút bảo hiểm xã hội một lần

Nhóm PV |

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Duy Thanh (đoàn Cà Mau) cho rằng, để hạn chế rút bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần cần nghiên cứu phương án hỗ trợ cho vay với lãi suất ưu đãi đối với người lao động (NLĐ) thật sự khó khăn.

Cần quy định rõ thời gian 50% được rút bảo hiểm xã hội 1 lần là khi nào

Nhóm phóng viên |

Theo đại biểu quốc hội (ĐBQH), cần quy định rõ thời gian 50% được rút bảo hiểm xã hội 1 lần trong dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) là khi nào, giai đoạn mới đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) hay sau này để tránh gây sự xáo trộn, không thống nhất.

Đề nghị thông qua Luật BHXH sửa đổi sau khi thực hiện cải cách tiền lương

NHÓM PV |

Đại biểu Quốc hội Trần Thị Hoa Ry (Đoàn ĐBQH tỉnh Bạc Liêu) cho rằng nên thông qua Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) sau khi thực hiện chính sách cải cách tiền lương từ 1.7.2024.

Chồng chéo rừng phòng hộ, dân gặp khó khi thu hoạch rừng keo

TRẦN TUẤN |

Hàng trăm hecta keo của người dân xã Kỳ Tây (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đang gặp khó trong việc thu hoạch do bị xác định chồng lấn đất rừng phòng hộ.

Sắp trình Chủ tịch nước danh sách phạm nhân được đặc xá

PHẠM ĐÔNG |

Hội đồng tư vấn đặc xá sẽ tổng hợp, trình Chủ tịch nước danh sách phạm nhân đủ điều kiện được đặc xá để xem xét, quyết định.

Công nhân Nhà máy xử lý rác Bảo Lộc mòn mỏi đợi chờ lương

HOÀI THANH |

Nhà máy xử lý rác ở Lâm Đồng hứa sẽ giải quyết một phần tiền lương trước ngày 15.9, nhưng đến nay, người lao động vẫn mòn mỏi đợi chờ.

Giờ thứ 9: Giao kèo hôn nhân - Phần 1

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Hai nhân vật trong câu chuyện là bạn thân. Vì gia đình thúc ép, họ đã đến với nhau bằng một bản hợp đồng hôn nhân. Họ sẽ sống với nhau như thế nào?

Vụ trẻ bị đánh, đá ở lớp: Phụ huynh, chủ nhà trẻ nói gì?

DUY TUẤN |

Bình Thuận - Gia đình bé bị đánh rất xót con nhưng sẽ tha thứ cho cô. Chủ nhà trẻ xin lỗi vì quá nóng giận. Địa phương đã đình chỉ nhà trẻ.