Cần đưa cả thảm họa, sự cố vào phạm vi điều chỉnh của Luật Phòng thủ dân sự

NHÓM PV |

Theo Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, thảm họa và sự cố không tách rời nhau, khi sự cố không được khắc phục kịp thời thì sẽ xảy ra thảm họa. Vì vậy, cần đưa cả 2 nội dung thảm họa và sự cố vào phạm vi điều chỉnh của Luật Phòng thủ dân sự.

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 4, chiều 1.11, Quốc hội thảo luận ở tổ về dự án Luật Phòng thủ dân sự.

Phát biểu ý kiến, Thượng tướng Nguyễn Tân Cương - Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng (Đoàn Bình Dương) - nêu rõ, phòng thủ dân sự là một bộ phận của phòng thủ đất nước, có vai trò rất quan trọng nhằm bảo đảm sự ổn định, phát triển bình thường của xã hội và đời sống nhân dân.

Theo ông Cương, các quy định về phòng thủ dân sự có liên quan tới quyền con người, quyền công dân, nên phải được quy định bằng văn bản luật để bảo đảm quyền công dân trong quá trình thực thi các nhiệm vụ này, theo đúng quy định của Hiến pháp.

Thượng tướng Nguyễn Tân Cương lấy ví dụ về phòng, chống dịch COVID-19 vừa qua. Trong luật chưa có quy định về các biện pháp cách ly xã hội, giãn cách xã hội.

Tuy nhiên, để phòng, chống dịch, chúng ta vẫn phải thực hiện, thực tế thì các biện pháp đó đã phát huy hiệu quả. Do đó, cần quy định biện pháp này vào luật để triển khai thực hiện.

Cùng với đó là các luật chuyên ngành khác cũng chưa có quy định về các kế hoạch, các chiến lược. Tại thời điểm ở Hà Nội mới có vài trường hợp mắc COVID-19, Bộ Quốc phòng có tổ chức diễn tập trong thời gian ngắn nhất, công tác chuẩn bị ngắn nhất, nhưng có quy mô lớn nhất. Tất cả đơn vị trong toàn quân đều tổ chức diễn tập với kịch bản có khoảng 30.000 người mắc COVID-19.

Sau đó, các địa phương cũng vận dụng những kế hoạch đã được Bộ Quốc phòng diễn tập để áp dụng phòng, chống dịch tại địa phương.

Vì vậy, những kế hoạch, chiến lược này chưa được quy định trong luật nên cũng cần được quy định trong Luật Phòng thủ dân sự để triển khai thực hiện có hiệu quả.

Toàn cảnh phiên thảo luận.
Toàn cảnh phiên thảo luận.

Dự thảo luật quy định các biện pháp phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thảm họa, sự cố. Có ý kiến cho rằng, chỉ nên đưa thảm họa vào phạm vi điều chỉnh của luật.

Theo Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, thảm họa và sự cố không tách rời nhau, khi sự cố không được khắc phục kịp thời thì sẽ xảy ra thảm họa. Vì vậy, cần đưa cả 2 nội dung thảm họa và sự cố vào phạm vi điều chỉnh của Luật Phòng thủ dân sự.

“Khi sự cố xảy ra ở mức độ thông thường, lúc này, do các lực lượng chuyên trách thuộc chức năng, nhiệm vụ của các luật chuyên ngành quy định. Nghĩa là khi xảy ra những sự cố bình thường thì sẽ thực hiện theo các luật chuyên ngành đã có” - ông Cương nói.

Khi vượt quá khả năng xử lý của các lực lượng chuyên ngành, chuyên trách thì các cấp chính quyền căn cứ vào 4 yếu tố: Phạm vi ảnh hưởng, khả năng lan rộng của thảm họa, sự cố; đặc điểm địa lý, tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa bàn chịu ảnh hưởng bởi thảm họa, sự cố; diễn biến khả năng gây thiệt hại và thiệt hại của thảm họa, sự cố; khả năng ứng phó với thảm họa, sự cố của chính quyền địa phương và các lực lượng tham gia phòng thủ dân sự.

Trên cơ sở 4 tiêu chí đó để xác định cấp độ phòng thủ tương ứng. Từ đó, các cấp chính quyền địa phương triển khai biện pháp tương ứng.

Đại biểu Lê Quang Đạo.
Đại biểu Lê Quang Đạo.

Đại biểu Lê Quang Đạo (Đoàn Phú Yên) cho rằng, tình hình mới trên thế giới, khu vực và trong nước có nhiều diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất ổn định, bao hàm trong đó có vấn đề thuộc phòng thủ dân sự. Việc đất nước đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa sẽ làm tăng nguy cơ xảy ra thảm họa, sự cố nhiều hơn, cấp độ cao hơn.

Theo đại biểu, nước ta đang nằm trong một số nước bị ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu. Tình hình đó đặt ra yêu cầu ngày càng cao hơn đối với công tác phòng thủ dân sự. Đòi hỏi phải hoàn thiện cơ sở pháp lý để tích cực, chủ động phòng, chống, ứng phó hiệu quả với sự cố, thảm họa xảy ra, góp phần bảo đảm an ninh, an toàn cho đất nước.

NHÓM PV
TIN LIÊN QUAN

Phòng thủ dân sự: Bảo vệ cao nhất tính mạng, sức khỏe, tài sản của nhân dân

NHÓM PV |

Dự án Luật Phòng thủ dân sự nhằm tạo khung pháp lý chung nhất cho việc phòng, chống, khắc phục hậu quả chiến tranh, phòng, chống, khắc phục thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh. Nâng cao hiệu quả pháp lý của hệ thống pháp luật về phòng thủ dân sự.

Dự án Luật Phòng thủ dân sự: Đề xuất hợp nhất 3 ban chỉ đạo và 2 quỹ

PHẠM ĐÔNG |

Theo dự thảo Luật Phòng thủ dân sự, Cơ quan chỉ đạo quốc gia phòng thủ dân sự được thành lập trên cơ sở hợp nhất Ban Chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn.

Phòng thủ dân sự có ý nghĩa thiết thực bảo vệ lợi ích đất nước và nhân dân

PHẠM ĐÔNG |

“Việc xây dựng Luật Phòng thủ dân sự của Việt Nam đã chín muồi và rất cần thiết, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, có ý nghĩa thiết thực bảo vệ lợi ích của đất nước và nhân dân”, Thượng tướng Nguyễn Tân Cương phát biểu.

Bộ Tài chính xem xét tăng mức giảm trừ gia cảnh

Mai Ánh |

Bộ Tài chính đang tiến hành đánh giá lại mức giảm trừ gia cảnh theo kiến nghị của các cử tri từ 6 tỉnh, thành phố.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Vụ sập cầu Phong Châu, tìm thấy 1 thi thể trong xe tải dưới sông

Tô Công |

Phú Thọ - Chiều 20.9, lực lượng chức năng trong quá trình trục vớt kết cấu cầu Phong Châu bị sập và phương tiện đã phát hiện 1 thi thể trong chiếc xe tải.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.