Phòng thủ dân sự: Bảo vệ cao nhất tính mạng, sức khỏe, tài sản của nhân dân

NHÓM PV |

Dự án Luật Phòng thủ dân sự nhằm tạo khung pháp lý chung nhất cho việc phòng, chống, khắc phục hậu quả chiến tranh, phòng, chống, khắc phục thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh. Nâng cao hiệu quả pháp lý của hệ thống pháp luật về phòng thủ dân sự.

4 cấp độ phòng thủ dân sự

Tiếp tục kỳ họp thứ 4, chiều 26.10, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang trình bày tờ trình dự án Luật Phòng thủ dân sự.

Theo Bộ trưởng Phan Văn Giang, pháp luật hiện hành chưa quy định rõ ràng các biện pháp ứng phó theo cấp độ phòng thủ dân sự dẫn đến khó khăn trong triển khai thực hiện.

Dự thảo Luật gồm 7 chương, 71 điều. Mục đích trong xây dựng dự án luật nhằm tạo khung pháp lý chung nhất cho việc phòng, chống, khắc phục hậu quả chiến tranh, phòng, chống, khắc phục thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh.

Việc này nhằm bảo vệ cao nhất tính mạng, sức khỏe, tài sản của nhân dân, nâng cao hiệu quả pháp lý của hệ thống pháp luật về phòng thủ dân sự.

Đồng thời đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước gắn với củng cố quốc phòng, an ninh và từng bước hội nhập quốc tế.

Toàn cảnh phiên họp.
Toàn cảnh phiên họp.

Cấp độ phòng thủ được xác định thành 4 cấp từ thấp đến cao (Điều 21). Dự thảo Luật quy định thẩm quyền ban bố, bãi bỏ cấp độ phòng thủ dân sự (Điều 22), thẩm quyền điều động, huy động lực lượng, phương tiện tham gia phòng thủ dân sự (Điều 23), phân công trách nhiệm phòng thủ dân sự (Điều 24);

Các biện pháp được áp dụng trong phòng thủ dân sự cấp độ 1, 2, 3 để làm cơ sở cho người có thẩm quyền tùy theo mức độ và tình hình thực tế để quyết định ban bố hoặc không ban bố cấp độ phòng thủ dân sự và có các biện pháp ứng phó kịp thời trên địa bàn quản lý (từ Điều 25 đến Điều 27).

Các biện pháp được áp dụng trong phòng thủ dân sự cấp độ 4; Chỉ đạo, chỉ huy trong phòng thủ dân sự cấp độ 4 (Điều 28, Điều 29).

Cũng theo Bộ trưởng, Quỹ Phòng thủ dân sự được thành lập ở Trung ương và cấp tỉnh. Nguồn tài chính của quỹ phòng thủ dân sự được hình thành trên cơ sở hỗ trợ, đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước và điều tiết từ các quỹ ngoài ngân sách có liên quan.

Thống nhất việc quản lý, sử dụng các loại quỹ

Thẩm tra nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới cho biết, nhiều ý kiến cơ bản nhất trí với dự thảo Luật vì đây là nội dung rất cần thiết làm cơ sở để xác định chính xác cấp độ phòng thủ dân sự, công bố cấp độ phòng thủ dân sự và kịp thời triển khai, áp dụng các biện pháp phù hợp, tránh chồng chéo với các luật chuyên ngành.

 
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới.

Theo ông Tới, có ý kiến đề nghị làm rõ hơn mối liên hệ giữa quy định về đánh giá cấp độ của thảm họa, sự cố trong các luật chuyên ngành với đánh giá mức độ rủi ro của thảm họa, sự cố làm căn cứ để xác định cấp độ phòng thủ dân sự tương ứng.

Ủy ban Quốc phòng và An ninh cho rằng, việc quy định tiêu chí để đánh giá mức độ rủi ro về thảm hoạ, sự cố phù hợp là rất cần thiết, nhưng đề nghị tiếp tục nghiên cứu và quy định cụ thể hơn điều này.

Trong đó cần làm rõ hơn tiêu chí đánh giá mức độ nguy hiểm và tính chất đánh giá mức độ rủi ro của thảm họa, sự cố, làm căn cứ quy định các nội dung liên quan trong dự thảo Luật.

Về Phòng thủ dân sự, ông Tới cho biết, một số ý kiến băn khoăn về tính khả thi và hợp lý của việc hình thành Quỹ Phòng thủ dân sự.

Hiện nay đã có Quỹ Phòng, chống thiên tai, Quỹ Bảo vệ môi trường, Quỹ Phòng, chống dịch,… và mỗi loại quỹ đều có tính chất, cách thức sử dụng, nguồn hình thành, đối tượng chi khác nhau. Có ý kiến đề nghị quy định Phòng thủ dân sự là bắt buộc và có cơ chế khuyến khích đóng góp cho nguồn quỹ này.

Ủy ban Quốc phòng và An ninh cơ bản nhất trí cần quy định thống nhất về việc quản lý, sử dụng các loại quỹ hiện có để phát huy hiệu quả, tập trung nguồn lực.

Tuy nhiên, cần đánh giá rõ hơn hiệu quả hoạt động của các loại quỹ này để thiết kế Quỹ Phòng thủ dân sự theo hướng chỉ quy định nguyên tắc chung về việc thành lập, sử dụng quỹ và giao Chính phủ quy định cụ thể.

NHÓM PV
TIN LIÊN QUAN

Dự án Luật Phòng thủ dân sự: Đề xuất hợp nhất 3 ban chỉ đạo và 2 quỹ

PHẠM ĐÔNG |

Theo dự thảo Luật Phòng thủ dân sự, Cơ quan chỉ đạo quốc gia phòng thủ dân sự được thành lập trên cơ sở hợp nhất Ban Chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn.

Kiên Giang: Khai mạc diễn tập khu vực phòng thủ năm 2022

NGUYÊN ANH |

Kiên Giang - Qua diễn tập để tiếp tục điều chỉnh, bổ sung xây dựng khu vực phòng thủ phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Phòng thủ dân sự có ý nghĩa thiết thực bảo vệ lợi ích đất nước và nhân dân

PHẠM ĐÔNG |

“Việc xây dựng Luật Phòng thủ dân sự của Việt Nam đã chín muồi và rất cần thiết, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, có ý nghĩa thiết thực bảo vệ lợi ích của đất nước và nhân dân”, Thượng tướng Nguyễn Tân Cương phát biểu.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.