Cần nhận diện tồn tại, vướng mắc cản trở xây dựng Chính phủ điện tử

THEO CHINHPHU.VN |

Phát biểu khai mạc phiên họp của Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Ủy ban cho biết, việc chỉ số Chính phủ điện tử (CPĐT) của các nước trong khu vực tăng mạnh đồng nghĩa với môi trường đầu tư kinh doanh, năng lực cạnh tranh, đổi mới sáng tạo của các nước này tiếp tục tăng, là đối tượng cạnh tranh với nước ta trên các lĩnh vực.

Thủ tướng nhắc lại Báo cáo khảo sát xếp hạng mức độ phát triển chính phủ điện tử năm 2020 của Liên Hợp Quốc, xếp hạng chỉ số phát triển CPĐT của Việt Nam đứng thứ 86/193 quốc gia, tăng 2 bậc so với năm 2018. “Qua đó, cho thấy chúng ta có rất nhiều cố gắng trong xây dựng và phát triển chính phủ điện tử”, Thủ tướng nói.

Tuy nhiên, trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam vẫn giữ nguyên vị trí thứ 6. Năm nước có vị trí cao hơn Việt Nam là Singapore, Malaysia, Thái Lan, Brunei, Philippines.

Đặc biệt, sự thăng hạng của một số quốc gia trong khu vực như Thái Lan từ 73 lên 57, Indonesia từ 107 lên 88, Campuchia từ 145 lên 124, Myanmar từ 157 lên 146. Việc chỉ số CPĐT của các nước trong khu vực tăng mạnh đồng nghĩa với môi trường đầu tư kinh doanh, năng lực cạnh tranh, đổi mới sáng tạo của các nước này tiếp tục tăng, là đối tượng cạnh tranh với nước ta trên các lĩnh vực, đặc biệt là thu hút đầu tư, thương mại, dịch vụ. Đây là thách thức lớn đối với chúng ta. Cần thấy rõ vấn đề này để có phấn đấu cao hơn, Thủ tướng nhấn mạnh.

Với tinh thần như vậy, Thủ tướng đề nghị các thành viên Ủy ban, các đại biểu phát biểu tập trung vào 3 nội dung. Thứ nhất, nhận diện tồn tại, hạn chế, vướng mắc làm cản trở việc xây dựng CPĐT ở nước ta, từ đó tìm đúng nguyên nhân. Thứ 2, xác định rõ các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để đẩy nhanh tiến trình xây dựng CPĐT trong thời gian tới. Thứ 3, thảo luận về các giải pháp để tăng cường chuyển đổi số quốc gia, giao dịch điện tử, phát triển nhiều sản phẩm chuyển đổi số “Make in Việt Nam”.

Thủ tướng đặt vấn đề thể chế chính sách nào cần quan tâm xây dựng.

Theo các báo cáo tại phiên họp, nhiều văn bản quan trọng định hướng phát triển CPĐT được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành kịp thời. Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu trên quy mô toàn quốc đã được phát triển và hình thành theo Khung Kiến trúc CPĐT Việt Nam, bao gồm: Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia và các nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp bộ/tỉnh; Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia đã kết nối với trên 200 hệ thống thông tin của 90 cơ quan, đơn vị để kết nối chia sẻ dữ liệu quy mô quốc gia.

Toàn cảnh phiên họp của Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử. Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Toàn cảnh phiên họp của Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Một số cơ sở dữ liệu quy mô quốc gia đã được xây dựng và phát huy hiệu quả như các cơ sở dữ liệu về đăng ký doanh nghiệp, bảo hiểm, y tế, giáo dục, hộ tịch. Trong đó, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã được khai trương ngày 25.2.2021, đánh dấu mốc son đặt nền tảng hình thành công dân số trên cơ sở đổi mới tổ chức, quản lý, chia sẻ, khai thác thông tin dân cư chính xác, thống nhất hiện đại, là cú hích giảm giấy tờ thủ tục hành chính đáng kể.

Trên 90% văn bản điện tử được trao đổi giữa các cơ quan nhà nước; trên 4,5 triệu văn bản điện tử được gửi, nhận qua Trục liên thông văn bản quốc gia.

Nhiều doanh nghiệp công nghệ Việt Nam đã làm chủ các công nghệ cốt lõi, phát triển các nền tảng công nghệ cho chuyển đổi số (đến nay có khoảng 40 nền tảng “Make in Việt Nam” được ra mắt).

Tuy nhiên, vẫn còn các tồn tại, hạn chế lớn cần được đẩy mạnh khắc phục trong thời gian tới. Môi trường pháp lý cho CPĐT chưa hoàn thiện. Tỉ lệ dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 vẫn thấp (mới đạt 31%). Hạ tầng công nghệ thông tin nhiều nơi chưa đáp ứng yêu cầu, thiếu đồng bộ...

THEO CHINHPHU.VN
TIN LIÊN QUAN

Mốc son quan trọng trong xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số

Việt Dũng |

Chiều 25.2, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dự Lễ khai trương hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và hệ thống sản xuất, cấp và quản lý căn cước công dân và đánh giá: Việc khai trương Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư này là mốc son quan trọng trong tiến trình xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội số.

Chính phủ điện tử: Từ "thuế điện tử" đến trung tâm điều hành thông minh

Thế Lâm |

Kết quả triển khai Chính phủ điện tử trong năm 2020 được đánh giá là bằng nhiều năm trước cộng lại, thể hiện qua sự nâng cao về nhận thức của người dân, số lượng dịch vụ công và dịch vụ công trực tuyến mức độ 4…

Phát triển Chính phủ điện tử là dư địa để phát triển kinh tế

Vương Trần |

Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, phát triển Chính phủ điện tử là xu hướng chung của các quốc gia trên thế giới và là dư địa để phát triển kinh tế, nền tảng cơ bản để thực hiện khát vọng hội nhập quốc tế của Việt Nam.

Thủ đoạn của cán bộ địa chính xã ở Thái Bình vừa bị bắt giam

TRUNG DU |

Thái Bình - Dù không có chức năng, nhiệm vụ thu tiền và thực hiện quy trình làm hồ sơ cấp sổ đỏ cho người dân, Thịnh vẫn “nổ” làm được, chiếm đoạt tiền.

Sẽ cưỡng chế các hộ không chịu di dời để làm cao tốc Bắc Nam

CÔNG SÁNG |

Quảng Bình - Huyện Lệ Thủy sẽ cưỡng chế thu hồi đất các hộ dân không chịu di dời để bàn giao cho nhà thầu thi công dự án cao tốc Bắc - Nam.

Dự báo thời điểm xuất hiện cơn bão mới gần Biển Đông

Khánh Minh |

Mùa bão 2024 vẫn chưa có hồi kết bởi các nhà dự báo bão đã chỉ ra thời điểm cơn bão mới sẽ xuất hiện.

Lộ nguyên nhân khiến giá nhà ở Hà Nội tăng cao, khó giảm

ANH HUY |

Áp lực từ nguồn cung hạn chế và chi phí đầu vào như thuế đất theo biểu giá mới, chi phí xây dựng... là những nguyên nhân đẩy giá nhà lên cao và khó giảm.

Khoảng trống chất lượng giáo dục ở đô thị lớn nhất vùng Tây Nguyên

Thanh Quỳnh |

TP Buôn Ma Thuột là đô thị trung tâm của vùng Tây Nguyên. Thế nhưng, chất lượng giáo dục để đào tạo nguồn nhân lực cho tương lai của thành phố này đang có khoảng trống đáng lo ngại.

Mốc son quan trọng trong xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số

Việt Dũng |

Chiều 25.2, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dự Lễ khai trương hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và hệ thống sản xuất, cấp và quản lý căn cước công dân và đánh giá: Việc khai trương Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư này là mốc son quan trọng trong tiến trình xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội số.

Chính phủ điện tử: Từ "thuế điện tử" đến trung tâm điều hành thông minh

Thế Lâm |

Kết quả triển khai Chính phủ điện tử trong năm 2020 được đánh giá là bằng nhiều năm trước cộng lại, thể hiện qua sự nâng cao về nhận thức của người dân, số lượng dịch vụ công và dịch vụ công trực tuyến mức độ 4…

Phát triển Chính phủ điện tử là dư địa để phát triển kinh tế

Vương Trần |

Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, phát triển Chính phủ điện tử là xu hướng chung của các quốc gia trên thế giới và là dư địa để phát triển kinh tế, nền tảng cơ bản để thực hiện khát vọng hội nhập quốc tế của Việt Nam.