Chốt thời hạn trình Thủ tướng Chính phủ quy hoạch Thành phố Hồ Chí Minh

PHẠM ĐÔNG |

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 269/TB-VPCP ngày 22.6.2024 kết luận của Thường trực Chính phủ về Quy hoạch Thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Thông báo nêu rõ, quy hoạch Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển của Vùng Đông Nam Bộ và khu vực; là cơ sở để điều chỉnh Quy hoạch chung TPHCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060, lập các quy hoạch cấp dưới.

Trong đó xây dựng kế hoạch thực hiện quy hoạch và phương án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã trên địa bàn thành phố; xây dựng các cơ chế, chính sách, giải pháp thu hút đầu tư và triển khai các dự án của thành phố theo thứ tự ưu tiên trên địa bàn.

Để sớm hoàn thiện hồ sơ quy hoạch, Thường trực Chính phủ yêu cầu nội dung quy hoạch TPHCM cần định hướng kiến tạo phát triển, có tính mở; tư tưởng hiện đại, có tầm nhìn chiến lược, đổi mới sáng tạo; đột phá về cơ chế, chính sách, hạ tầng, nguồn nhân lực; không cầu toàn, nóng vội; quy hoạch theo lộ trình.

Tận dụng tối đa các cơ hội, hóa giải những thách thức (thể chế, sập lún, ngập lụt, ùn tắc giao thông); xác định rõ điểm nghẽn, nguyên nhân dẫn đến hạn chế sự phát triển trong thời gian qua để có giải pháp phù hợp, triển khai hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ xác định tại quy hoạch thành phố.

Tiếp tục rà soát, xác định rõ chức năng, vai trò, vị trí, tầm quan trọng của TPHCM đối với vùng và quốc gia trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng, đối ngoại để tìm ra tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của thành phố.

Thông báo nêu rõ, quy hoạch đảm bảo tính chiến lược, lâu dài, toàn diện; định hướng phân bổ nguồn lực phân kỳ đầu tư, ưu tiên trọng tâm trọng điểm, xác định dự án có tính đột phá và tạo động lực cho sự phát triển của thành phố.

Khai thác tối đa không gian ngầm; không gian nước; ưu tiên vị trí không gian có tiềm năng, hiệu quả để quy hoạch phát triển dịch vụ, du lịch, sản xuất kinh doanh; thúc đẩy công nghiệp văn hóa, công nghiệp giải trí; tận dụng xu hướng phát triển xanh, thông minh, hiện đại để thu hút các nhà đầu tư chiến lược, nguồn lực chất lượng cao.

Đẩy nhanh việc triển khai Đề án hình thành Trung tâm tài chính quốc tế, Đề án xây dựng Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ và Trung tâm đổi mới sáng tạo, công nghiệp.

Về phát triển đô thị, bảo đảm đô thị hóa gắn với thúc đẩy phát triển nông thôn; nghiên cứu mô hình, cấu trúc phát triển "làng trong phố, phố trong làng" phù hợp với giai đoạn phát triển xanh và các huyện ngoại thành.

Nghiên cứu kỹ việc quy hoạch sông Sài Gòn để phát triển du lịch xanh kết hợp đảm bảo an ninh nguồn nước; chú trọng thu hút các dự án đầu tư bảo đảm đầy đủ cả ba yếu tố: công nghệ tiên tiến, bảo vệ môi trường và sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao...

Phát triển các tuyến đường sắt đô thị hiện đại kết nối các trung tâm tổng hợp, các đô thị vệ tinh; chú trọng phát triển các tuyến đường giao thông kết nối với sân bay Long Thành, Biên Hòa, Bình Dương; phát triển hạ tầng số. Giải quyết các vấn đề về ùn tắc giao thông, ngập úng, ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm không khí...

UBND TPHCM khẩn trương rà soát, hoàn thiện quy hoạch thành phố theo quy định pháp luật, bảo đảm đồng bộ, thống nhất với các quy hoạch trong hệ thống quy hoạch quốc gia; gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư rà soát theo quy định pháp luật; trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt, phấn đấu trình trong tháng 6.2024, muộn nhất trong nửa đầu tháng 7.2024.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Kiên quyết xóa bỏ cơ chế xin - cho, lợi ích nhóm trong quy hoạch đô thị

NHÓM PV |

Về dự án Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đặc biệt nhấn mạnh, cần kiên quyết xóa bỏ tư duy nhiệm kỳ, cơ chế “xin - cho”, “lợi ích nhóm” trong xây dựng, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, dẫn đến tình trạng dự án chậm triển khai trên thực tế.

Phương án thực hiện dự án cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Chơn Thành

PHẠM ĐÔNG |

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu rà soát chi phí đầu tư đảm bảo tỉ lệ vốn nhà nước tham gia không quá 50% tổng mức đầu tư, xác định nguồn vốn còn thiếu của các dự án thành phần của đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Chơn Thành.

Thành phố Hồ Chí Minh vẫn sẽ là động lực tăng trưởng cho vùng và cả nước

Cường Ngô - Phạm Đông |

Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho rằng, từ trước đến nay và kể cả sau này, Thành phố Hồ Chí Minh vẫn sẽ là động lực tăng trưởng cho vùng và cả nước. Do đó, phải có các cơ chế, chính sách rất đặc biệt, đặc thù cho Thành phố Hồ Chí Minh.

Lô hàng cứu trợ khẩn cấp đầu tiên từ Australia về Việt Nam

Phạm Huyền |

Chính phủ Australia công bố cung cấp cho Việt Nam khoản viện trợ ban đầu trị giá 3 triệu AUD nhằm ứng phó với các thiệt hại do siêu bão Yagi gây ra.

Hình ảnh vợ chồng địu con giữa nước lũ là dàn dựng câu view

Lam Thanh |

Hà Giang - Bức ảnh cặp vợ chồng địu con nhỏ sơ tán giữa dòng nước lũ thực chất chỉ để làm content câu view.

Đại tướng Phan Văn Giang gửi thư động viên cán bộ, chiến sĩ

Vương Trần |

Đại tướng Phan Văn Giang đã gửi thư động viên cán bộ, chiến sĩ toàn quân và dân quân tự vệ đang thực hiện nhiệm vụ khắc phục hậu quả cơn bão số 3.

Bám trụ trên tuyến phố ngập sâu trong nước sông Hồng

Lan Nhi - Hữu Chánh |

Hà Nội - Phố Thanh Yên (phường Phúc Tân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đang trở thành bến đò di động khi mực nước lũ sông Hồng dâng cao sau những ngày mưa lớn.

Các sông lớn ở Nam Định vượt báo động 3, di dời hơn 12.000 dân

Lương Hà |

Mực nước trên sông Hồng, sông Đáy, sông Đào... đoạn qua Nam Định ngày 11.9 đã vượt mức báo động 3, hơn 12.000 dân tại nhiều huyện, thành phố phải di dời.