Chủ tịch Hà Nội: Bản chất cải cách hành chính là thái độ của cán bộ với dân

PHẠM ĐÔNG |

Hà Nội - Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Trần Sỹ Thanh nhấn mạnh quan điểm cải cách hành chính của thành phố là dù hiện đại hóa, số hóa đến đâu thì cuối cùng vẫn là con người. Bản chất của cải cách hành chính là thái độ của cán bộ, công chức chính quyền với người dân và doanh nghiệp.

Chiều 9.12, tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn kỳ họp thứ 10 HĐND TP.Hà Nội, Chủ tịch UBND Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã phát biểu, làm rõ thêm một số nội dung các đại biểu quan tâm.

Ông Trần Sỹ Thanh cho biết, thông qua nắm bắt giải quyết các kiến nghị cử tri, các cơ quan chức năng đã có chuyển biến tích cực trong việc tháo gỡ những bức xúc ở thực tiễn, các vướng mắc và bất cập trong cơ chế quản lý điều hành. Từ đó, đáp ứng một phần những nguyện vọng chính đáng của cử tri và nhân dân Thủ đô.

Ông Thanh lấy ví dụ thành phố đã lập Ban Chỉ đạo do một Phó Chủ tịch thành phố làm trưởng ban để tập trung chỉ đạo, thực hiện đầu tư xây dựng mới 6 công viên, cải tạo chỉnh trang 5 công viên và cải tạo, nâng cấp 45 công viên, vườn hoa để phục vụ nhu cầu của nhân dân.

Đồng thời, UBND thành phố đã chỉ đạo dừng việc bán vé vào cửa từ ngày 1.1.2023 và hạ thấp hàng rào công viên Thống Nhất để tạo không gian mở với khu vực đường Trần Nhân Tông và phố Nguyễn Đình Chiểu theo đúng lời cam kết.

Cũng theo ông Trần Sỹ Thanh, năm 2022, kinh tế Thủ đô đã phục hồi tích cực và đạt những kết quả quan trọng, khá toàn diện. Dự kiến tăng trưởng năm 2022 khoảng 8,89%, đạt cao nhất trong nhiều năm trở lại đây. Thu ngân sách vượt 6,8% dự toán, thành phố hoàn thành 22/22 chỉ tiêu kế hoạch đề ra, trong đó 5 chỉ tiêu vượt kế hoạch.

Bên cạnh những kết quả đạt được, ông Trần Sỹ Thanh cũng chỉ ra việc kỷ cương hành chính có chuyển biến nhưng chậm và chưa đạt yêu cầu. Chuyển đổi số còn chậm, hầu hết các chỉ tiêu về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, về phát triển chính quyền điện tử hướng tới chính quyền số đạt thấp so với mục tiêu đề ra.

Việc thực hiện các khâu đột phá còn nhiều khó khăn, nhất là về phát triển kết cấu hạ tầng. Hệ thống hạ tầng giao thông chưa đồng bộ; thoát nước đô thị ngày càng quá tải. Hạ tầng số, hạ tầng công nghệ thông tin, hạ tầng dữ liệu chậm tiến độ.

Xuất hiện tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế tại một số cơ sở khám chữa bệnh chưa được xử lý dứt điểm. Tình hình tai nạn giao thông và cháy nổ trên địa bàn Thành phố vẫn diễn biến phức tạp.

“Tới đây, tập thể ủy ban cùng các sở, ngành sẽ kiểm điểm sâu sắc trước Thường vụ Thành ủy về vấn đề này” - ông Trần Sỹ Thanh nói.

Theo Chủ tịch Hà Nội, năm 2023 được dự báo tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường cả về chính trị, an ninh, kinh tế, xã hội, khó khăn có thể còn nhiều hơn năm 2022. Việc hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện nguồn lực của thành phố có hạn nhưng phải giải quyết nhiều vấn đề nội tại về cơ cấu kinh tế lạc hậu, quá tải về hạ tầng, ô nhiễm môi trường.

Ông Thanh nhấn mạnh quan điểm cải cách hành chính của thành phố là dù hiện đại hóa, số hóa đến đâu thì cuối cùng vẫn là con người. Bản chất của cải cách hành chính là thái độ của cán bộ, công chức chính quyền với người dân và doanh nghiệp, trên cơ sở thiết kế quy trình giải quyết công việc phù hợp.

Thành phố sẽ tập trung xây dựng dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050; lập quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050. Đồng thời triển khai thực hiện dự án đường Vành đai 4 đảm bảo tiến độ đề ra.

Hà Nội cũng đẩy mạnh sắp xếp bộ máy, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, nâng cao trách nhiệm người đứng đầu theo chủ đề năm 2023 “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển”; thực hiện hiệu quả phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí. Đảm bảo an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội thu hồi 7 địa điểm nhà chuyên dùng có vướng mắc, vi phạm nổi cộm

PHẠM ĐÔNG |

Hà Nội - Theo Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Dương Đức Tuấn, các đơn vị chức năng đã thống nhất phương án xử lý thu hồi đối với 7 địa điểm nhà chuyên dùng có vướng mắc, vi phạm nổi cộm tại các quận Hoàn Kiếm, Đống Đa, Ba Đình.

Hà Nội: Xây cao ốc trên đất vàng, thiết kế cao chưa chắc là điểm nhấn

PHẠM ĐÔNG |

Hà Nội - Với dự án "đất vàng" trụ sở văn phòng tại số 31, 33, 35 Lý Thường Kiệt, Giám đốc Sở QHKT Hà Nội cho biết, 8 tầng là chỉ tiêu chung, thiết kế đô thị cao chưa chắc đã là điểm nhấn nên có thể hạ xuống.

Hà Nội: Nhà máy rác thải Núi Thoong chậm triển khai, bao giờ hoàn thành?

PHẠM ĐÔNG |

Đại biểu HĐND TP.Hà Nội đề nghị các sở, ngành liên quan cho biết, kế hoạch triển khai cụ thể và bao giờ hoàn thành dự án xử lý rác thải Núi Thoong Chương Mỹ. Sở Xây dựng có trách nhiệm xử lý thế nào?

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Vụ sập cầu Phong Châu, tìm thấy 1 thi thể trong xe tải dưới sông

Tô Công |

Phú Thọ - Chiều 20.9, lực lượng chức năng trong quá trình trục vớt kết cấu cầu Phong Châu bị sập và phương tiện đã phát hiện 1 thi thể trong chiếc xe tải.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.

Đánh người đấu giá đất ngay trụ sở UBND thị trấn ở Bình Định

Hoài Phương |

Công an huyện Phù Cát (Bình Định) đang vào cuộc làm rõ vụ đánh người tham gia đấu giá đất xảy ra tại trụ sở UBND thị trấn Cát Tiến.