Chủ tịch nước: Giữ chân người lao động để không đứt gãy chuỗi sản xuất

MINH QUÂN |

Tiếp xúc cử tri huyện Hóc Môn, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh việc giữ chân người lao động là nhiệm vụ hàng đầu của huyện Hóc Môn trong giai đoạn này để không đứt gãy chuỗi sản xuất.

Kiến nghị xây dựng nhà ở xã hội giá rẻ cho công nhân

Chiều ngày 11.10, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cùng tổ đại biểu Quốc hội đơn vị số 10 tiếp xúc cử tri huyện Hóc Môn (TPHCM).

Vấn đề nhà ở giá rẻ cho công nhân, người lao động được cử tri huyện Hóc Môn kiến nghị với các đại biểu.

Cử tri Châu Văn Tuấn cho biết, hiện nay nhiều doanh nghiệp đã hoạt động trở lại nhưng gặp nhiều khó khăn. Cử tri kiến nghị, Quốc hội, Chính phủ có chính sách hỗ trợ xét nghiệm cho công nhân, lao động trong thời gian ban đầu nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tái sản xuất.

Đề cập đến tình trạng người lao động gặp khó khăn về nhà ở, cử tri Châu Văn Tuấn bày tỏ, hiện nay công nhân, lao động rất quan tâm và mong mỏi có một nơi ở ổn định, đảm bảo các điều kiện sinh hoạt tối thiểu.

Do vậy, cử tri kiến nghị Quốc hội, Chính phủ xem xét đề ra quyết sách xây dựng nhà ở xã hội giá rẻ hoặc khu lưu trú cho công nhân, qua đó góp phần ổn định cuộc sống, giúp công nhân gắn bó với doanh nghiệp, với địa phương.

“Đồng thời có cơ chế, chính sách, tạo điều kiện cho doanh nghiệp xây dựng nhà trẻ, mẫu giáo phục vụ việc trông giữ con công nhân, người lao động để họ an tâm lao động sản xuất" - cử tri Châu Văn Tuấn kiến nghị.

Toàn cảnh buổi tiếp xúc cử tri huyện Hóc Môn.  Ảnh: Minh Quân
Toàn cảnh buổi tiếp xúc cử tri huyện Hóc Môn. Ảnh: Minh Quân

Chủ tịch UBND huyện Hóc Môn Dương Hồng Thắng cho biết, dân số huyện khoảng 600.000 người, trong đó có rất đông người dân nhập cư, lao động tự do. Hiện nay có hơn 43.000 phòng cho thuê với gần 95.000 người dân nhập cư đang thuê ở. Có những xã quy mô dân số lên gần 100.000 dân.

Giữ chân người lao động

Phát biểu tại buổi tiếp xúc cử tri, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho biết, TPHCM có gần 16.000 người đã tử vong trong đại dịch COVID-19. Chủ tịch nước chia sẻ nỗi vất vả của nhiều trẻ em mất cả cha lẫn mẹ, nhiều gia đình neo đơn, nhiều công nhân thất nghiệp, nhiều nhà máy đóng cửa, hàng vạn người lao động di chuyển về quê…

Sau khi dịch COVID-19 dần được kiểm soát, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đề nghị huyện Hóc Môn quan tâm hơn đến vấn đề an sinh xã hội, không để người dân đứt bữa, thiếu cơm, lạt muối, thiếu lương thực, thực phẩm cần thiết.

“Cấp ủy, chính quyền các cấp đi sát dân hơn nữa, hỗ trợ kịp thời cho người dân, nhất là gia đình neo đơn, người già, gia đình chính sách, người lao động có hoàn cảnh khó khăn” - Chủ tịch nước nhấn mạnh.

Trong vấn đề khôi phục kinh tế, Chủ tịch nước lưu ý huyện Hóc Môn trong việc giữ chân người lao động là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, không để đứt gãy chuỗi sản xuất. Với số lượng người nhập cư lớn, chiếm hơn 53% dân số, huyện Hóc Môn có nguồn lực đủ mạnh để phát triển nếu có thể thuyết phục bà con an tâm ở lại cùng phòng, chống dịch và sản xuất kinh doanh.

Chủ tịch nước cũng cho rằng, việc TPHCM đi qua đỉnh dịch, số ca tử vong, ca mắc COVID-19 giảm rõ rệt là kết quả của quá trình cố gắng. Tuy nhiên, Chủ tịch nước cũng lưu ý, huyện Hóc Môn cần tiếp tục nêu cao tinh thần cảnh giác, không được lơ là.

"Hóc Môn là cửa ngõ ra vào thành phố, cửa ngõ giao thương của vùng. Từ vị trí đặc biệt ấy, huyện cũng tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch bệnh nếu chủ quan" - Chủ tịch nước phân tích.

Chủ tịch nước cũng lưu ý huyện Hóc Môn cần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh tốt hơn nữa, nỗ lực hỗ trợ người dân và doanh nghiệp, đầu tư cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng tăng trưởng. “Cần sớm đưa huyện Hóc Môn thành đô thị phía Tây sôi động của TPHCM trong thời gian tới” - Chủ tịch nước nhấn mạnh.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tặng quà cho huyện Hóc Môn.  Ảnh: Minh Quân
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tặng quà cho huyện Hóc Môn. Ảnh: Minh Quân

Cuối buổi tiếp xúc, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tặng huyện Hóc Môn 500 túi thuốc điều trị F0, 1.000 hộp yến chưng, 5.000 phần nước cốt dinh dưỡng, 9.000 kính chống giọt bắn, 30.000 mắt kính với tổng trị giá gần 1,8 tỉ đồng.

MINH QUÂN
TIN LIÊN QUAN

Chủ tịch nước: Pháo đài chống dịch không phải là “ngăn sông cấm chợ”

MINH QUÂN |

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc lưu ý: Phòng chống dịch bệnh không phải là biệt lập để ngăn lưu thông hàng hóa, ngăn chặn dịch chuyển lao động. Nếu không làm tốt sẽ gây ách tắc cho doanh nghiệp lưu thông, đứt gãy chuỗi cung ứng.

Linh hoạt giữ chân người lao động để phục hồi sản xuất- kinh doanh

Phạm Đông |

Khi các doanh nghiệp sản xuất, cơ sở kinh doanh hoạt động trở lại sau cao điểm chống dịch COVID-19 thì vấn đề lao động sẽ được đặt lên hàng đầu. Thiếu công nhân, nhiều doanh nghiệp cũng như địa phương cần chủ động, linh hoạt tìm giải pháp khi mở cửa sản xuất trở lại.

Doanh nghiệp trả “lương tạm nghỉ việc” để giữ chân công nhân

Nam Dương - Thanh Vũ |

Sau gần 3 tháng (từ ngày 13.7) phải tạm ngừng hoạt động để phòng chống dịch COVID-19, ngày 6.10, Công ty TNHH PouYuen Việt Nam (công ty có khoảng 56.000 NLĐ) đã bắt đầu sản xuất trở lại. Hơn 10.000 công nhân (khoảng 20% tổng số lao động của Công ty) đi làm trở lại, trong đó rất nhiều người được doanh nghiệp trả “lương tạm nghỉ việc” trong thời gian ngừng sản xuất do dịch COVID-19.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.