Có nên sáp nhập các trường đại học?

Thắng Hải |

Ngày 7.9, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, các đại biểu đã thảo luận, góp ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học.

Tại hội nghị, vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm chính là mô hình hệ thống cơ sở giáo dục đại học và khái niệm đại học.

Theo ông Phan Thanh Bình, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội, vấn đề này hiện đang có 2 loại ý kiến.

Loại ý kiến thứ nhất của cơ quan thẩm tra đề nghị, quy định thống nhất, mạch lạc mô hình hệ thống cơ sở giáo dục đại học gồm có Trường đại học và Đại học (hệ thống các trường đại học). Theo đó, hạt nhân cơ bản của hệ thống giáo dục đại học là trường đại học có cơ cấu tổ chức bên trong gồm các trường chuyên ngành, các khoa, bộ môn và các tổ chức cần thiết khác phục vụ cho hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ tùy theo nhu cầu của nhà trường.

Ông Bình cho rằng, mô hình “trường đại học trong đại học” là hoàn toàn không mới trong xu hướng phát triển, đồng thời tạo độ mở cho mô hình cơ sở giáo dục đại học, thuận lợi cho việc kết hợp, sáp nhập, giảm số lượng trường. Thực tế xây dựng hai đại học quốc gia đã chứng minh tính đúng đắn của mô hình này khi có cơ chế và nguồn lực phù hợp.

Tuy nhiên, loại ý kiến thứ hai của cơ quan soạn thảo là Bộ Giáo dục và Đào tạo lại đề nghị quy định hệ thống cơ sở giáo dục đại học gồm có đại học, trường đại học, học viện và các cơ sở giáo dục đào tạo có tên khác, gọi chung là đại học.

Trước vấn đề trên, ông Đinh Văn Nhã, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sách cho rằng, hiện đang có 2 loại ý kiến về mô hình cơ sở đào tạo giáo dục đại học giữa cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra. Từ đó ông đặt vấn đề: Vậy mô hình như cơ quan soạn thảo đưa ra có gì bất cập về mặt nội dung và hình thức? Còn theo mô hình như đại học quốc gia thì cũng phải tính vì mô hình này hiện nay cũng đang có những bất cập thì phải tính, vì 2 đại học quốc gia hiện nay mới chỉ là xác nhập theo giải pháp hành chính, giống như trong kinh tế có các tập đoàn thì đại học cũng có mô hình tương tự.

Giải trình thêm ở góc độ cơ quan thẩm tra, ông Phan Thanh Bình cho rằng, trước yêu cầu hiện nay, việc đào tạo nguồn nhân lực đang buộc các đại học phải năng động, cạnh tranh hơn. Các trường không chỉ cạnh tranh với nhau mà phải cạnh tranh với cả quốc tế cho nên có việc các trường liên kết lại với nhau. Và hiện quốc tế đang theo xu hướng này.

Chúng ta có hơn 200 trường, có sáp nhập hay không là vấn đề đang được đặt ra. Như ở Pháp, họ có hơn 100 trường nhưng gom lại chỉ còn 25 trường; Philippines cũng chỉ còn 17 trường. Nhật Bản cũng hình thành Tập đoàn Đại học quốc gia để giải quyết những bài toán lớn đặt ra ở tầm quốc gia.

“Xu hướng khác của giáo dục đại học là đa lĩnh vực, chuyên ngành đào tạo độc lập nữa mà cần thiết phải đứng trong một tổ hợp. Vậy nên các trường đại học đều đang bắt đầu hình thành các tổ hợp như thế. Do đó, phương án đưa ra của cơ quan thẩm tra là nhằm thích hợp cho xu hướng, mục tiêu đó. Và nên tạo hành lang pháp lý để các trường tự nguyện sắp xếp, sáp nhập lại với nhau” - ông Bình nói.

Theo ĐB Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre), trong vấn đề liên kết nên theo liên kết “mềm” tức là để các trường tự nhận thấy nhu cầu, thực lực và tự chủ thì liên kết lại với nhau. Chúng ta tăng quyền tự chủ để các trường tự quyết định việc liên kết với nhau, còn luật chỉ nên tạo hành lang pháp lý chứ không nên liên kết “cứng” là áp đặt theo mệnh lệnh hành chính.

Thắng Hải
TIN LIÊN QUAN

Băn khoăn thì không đánh được vào gốc rễ tham nhũng

Xuân Hải |

Vấn đề xử lý tài sản, thu nhập tăng thêm không giải trình được hợp lý về nguồn gốc và đối tượng kê khai tài sản, thu nhập được đa số đại biểu Quốc hội quan tâm, tập trung thảo luận tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách.

Chế độ hỗ trợ cán bộ công chức tự nguyện tinh giản biên chế cần phù hợp cơ chế thị trường

T.LINH - THÙY TRANG |

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 113/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2014/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế. 

“Riêng tài sản cho chân dài là chưa bị lộ”

Xuân Hải |

Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai Đinh Duy Vượt đã nói như vậy khi góp ý vào dự thảo Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách sáng 6.9.

Sửa Luật Công đoàn phải phù hợp với thể chế chính trị

Bảo Hân - Hải Nguyễn |

Chiều 8.10, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức tham vấn ý kiến các đồng chí nguyên lãnh đạo Tổng Liên đoàn về dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi).

Ông Nguyễn Văn Kiên giữ chức Chủ tịch UBND TP Hải Dương

Mai Dung |

Hải Dương - Ngày 8.10, TP Hải Dương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác nhân sự.

Sinh viên "tố" phải ăn cơm thừa canh cặn, ĐH Bách khoa Hà Nội nói gì?

Tường Vân |

Phó Giám đốc Đại học Bách khoa Hà Nội khẳng định, việc cho sinh viên ăn canh thừa là không thể chấp nhận và kiên quyết sẽ xử lí, khắc phục tình trạng trên.

Bò thả rông, rượt nhau giữa đường phố ở Đà Nẵng

Trần Thi |

Dù đã được kiến nghị nhiều năm nay nhưng tình trạng bò thả rông tại một số tuyến đường ở TP Đà Nẵng vẫn xảy ra, gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

Em họ Trương Mỹ Lan giúp chị gái chiếm đoạt hơn 26.000 tỉ

Tâm Tú |

TPHCM - Trong phần tranh luận tại phiên tòa ngày 8.10, em họ Trương Mỹ Lan - Trương Vincent Kinh hối hận khi giúp sức chị gái chiếm đoạt hơn 26.000 tỉ đồng.

Băn khoăn thì không đánh được vào gốc rễ tham nhũng

Xuân Hải |

Vấn đề xử lý tài sản, thu nhập tăng thêm không giải trình được hợp lý về nguồn gốc và đối tượng kê khai tài sản, thu nhập được đa số đại biểu Quốc hội quan tâm, tập trung thảo luận tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách.

Chế độ hỗ trợ cán bộ công chức tự nguyện tinh giản biên chế cần phù hợp cơ chế thị trường

T.LINH - THÙY TRANG |

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 113/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2014/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế. 

“Riêng tài sản cho chân dài là chưa bị lộ”

Xuân Hải |

Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai Đinh Duy Vượt đã nói như vậy khi góp ý vào dự thảo Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách sáng 6.9.