Cử tri TPHCM đề nghị đưa kê khai tài sản của quan chức lên mạng để dân giám sát

L.TUYẾT |

Hơn 10 năm chỉ phát hiện hai cán bộ kê khai tài sản không đúng; Phó Chủ tịch quận huyện cũng có tiền cho con đi du học; Quan chức kê khai tài sản chỉ có nơi họ làm việc biết, người dân đề nghị cần công khai việc kê khai tài sản của quan chức lên website để dân giám sát…, đó là các kiến nghị của cử tri TPHCM với Chủ tịch Nước Trần Đại Quang và các Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tổ bầu cử số 1 TPHCM tại buổi tiếp xúc cử tri chiều 13.10.

Cử tri Hoàng Thị Lợi (quận 4, TPHCM) đề nghị học tập Singapore, đưa danh sách tài sản của quan chức lên website. Phải công khai như vậy thì dân mới giám sát được, chứ như hiện nay dân không thể nào biết.

Bà Lợi cho rằng vì chưa có sự công khai nên dư luận băn khoăn việc nhiều quan chức chỉ là lãnh đạo cấp quận, huyện nhưng có nhiều căn biệt thự, con cái đi học nước ngoài. Nếu chỉ tiền lương thì làm sao có được?

Chủ tịch nước Trần Đại Quang trả lời cử tri
Chủ tịch Nước Trần Đại Quang trả lời cử tri.

Liên quan đến các vấn đề thời sự đang nóng, cử tri Dương Thị Mỹ Dung (quận 3) cho rằng, ý nghĩa của chủ trương làm cầu đường BOT đang bị méo mó khi các dự án gây bức xúc cho người dân. “Việc dân phản ứng BOT không chỉ ảnh hưởng đến kinh tế mà còn làm bất ổn, làm giảm lòng tin của nhân dân. Làm đường là để phát triển kinh tế chứ không phải phục vụ lợi ích của một nhóm doanh nghiệp. Các dự án có sai sót cần làm rõ trách nhiệm của Bộ Giao thông vận tải, cá nhân để xảy ra sai phạm” – bà Dung nói.

Về an toàn vệ sinh thực phẩm, các cử tri bày tỏ đồng tình khi Hội nghị Trung ương 6 vừa qua, vấn đề sức khỏe nhân dân được Đảng, Nhà nước quan tâm. Tuy nhiên, những sự kiện vừa qua như lợn bị tiêm thuốc an thần, thực phẩm bẩn, ung thư, thuốc giả, đặc biệt là vụ án VN Pharma, khiến cử tri lo lắng.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang gặp gỡ cử tri
Chủ tịch Nước Trần Đại Quang gặp gỡ cử tri.

Chủ tịch Nước Trần Đại Quang đã dành khoảng 1 giờ để trả lời các kiến nghị của cử tri. Về các vụ việc cụ thể như BOT, Chủ tịch Nước cho biết, Chính phủ đã chỉ đạo thanh tra toàn bộ các dự án BOT, đánh giá mặt được và chưa được, chỗ nào sai sẽ xử lý. Về vụ VN Pharma, sẽ được đưa ra xét xử lại, thanh tra lại toàn bộ quá trình cấp phép lưu hành thuốc, cá nhân, đơn vị nào liên quan sẽ xử lý.

Về vấn đề kê khai tài sản cán bộ chưa khiến cử tri hài lòng, Chủ tịch Nước cho biết ghi nhận các ý kiến đóng góp của cử tri, đó sẽ là cơ sở để bổ sung hoàn thiện các dự án luật đặc biệt là Luật Phòng chống tham nhũng.

L.TUYẾT
TIN LIÊN QUAN

Kỷ luật cảnh cáo Chủ tịch huyện Cao Phong

Đặng Tình |

Hòa Bình - Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh uỷ vừa quyết định thi hành kỷ luật đối với ông Quách Văn Ngoan - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Cao Phong.

Kê biên khối bất động sản khủng của bà chủ Xuyên Việt Oil

Việt Dũng |

Mai Thị Hồng Hạnh - bà chủ Công ty Xuyên Việt Oil - bị cáo buộc gây thiệt hại hơn 1.400 tỉ đồng nên cơ quan chức năng đã kê biên hàng chục bất động sản.

Cấp dưới Trương Mỹ Lan khai: Không ngờ hậu quả quá lớn

Tú Tâm |

TPHCM - Tại phiên xử Trương Mỹ Lan giai đoạn 2, trong phần thẩm vấn, nhiều cấp dưới thừa nhận hành vi như cáo trạng truy tố.

Sắp triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương

Xuyên Đông |

Ngày 20.9, Bộ Giao thông Vận tải cho biết, sẽ triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương trong năm 2025.

Giá vàng hôm nay 20.9: Vàng nhẫn tăng sốc

Khương Duy |

Giá vàng hôm nay 20.9 tăng mạnh ở thị trường trong nước và thế giới. Giá vàng nhẫn tròn trơn 9999 sáng nay sắp bằng giá vàng miếng SJC.

Giám đốc công ty làm máy nhắn tin cho Hezbollah bị điều tra

Anh Vũ |

Công ty Gold Apollo, có trụ sở tại Đài Loan (Trung Quốc), đang bị điều tra liên quan đến vụ nổ hàng nghìn máy nhắn tin của lực lượng Hezbollah.

Dự án chống ngập ở Hà Nội gần 10 năm chưa về đích

HỮU CHÁNH |

Đường phố Hà Nội hóa sông sau mưa lớn trong khi dự án chống ngập, vốn đầu tư hơn 7.000 tỉ đồng thi công gần 10 năm chưa hoàn thành.

Ngôi làng hơn 20 năm bị “bỏ quên” vì quy hoạch treo

Hoàng Bin |

Quảng Nam - Con đường đất bụi bặm, quanh co, dẫn vào khu nhà cấp 4 lụp sụp - là nơi cư ngụ của 28 hộ dân “bị bỏ quên” trong vùng quy hoạch treo suốt 20 năm qua.