Đà Nẵng tìm lĩnh vực, dư địa mới cho phát triển tương lai

THÙY TRANG |

Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết số 43, phát triển kinh tế - xã hội của TP Đà Nẵng còn nhiều khó khăn; có 8/16 chỉ tiêu có khả năng khó hoàn thành nếu không có quyết tâm cao và nỗ lực lớn trong thời gian tới.

Gặp khó vì nhiều dự án liên quan thanh kiểm tra

Chiều 13.3, Ban Kinh tế Trung ương và TP Đà Nẵng đã tổ chức hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 43 năm 2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển TP Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Ông Nguyễn Hồng Sơn – Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương - trong báo cáo tóm tắt đề án nêu rõ, những định hướng xây dựng TP Đà Nẵng trở thành trung tâm về khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, du lịch, thương mại, tài chính, logistics, công nghiệp công nghệ cao… còn khoảng cách khá xa so với mục tiêu đặt ra. Vai trò trung tâm vùng, thành phố cảng biển, đô thị biển quốc tế với vị trí là hạt nhân của chuỗi đô thị và cực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung - Tây Nguyên còn khiêm tốn.

s
Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương báo cáo tóm tắt 5 năm thực hiện Nghị quyết 43 tại Đà Nẵng, trong đó kinh tế thành phố được đánh giá phát triển thấp so với kỳ vọng. Ảnh: Thùy Trang

Các chỉ tiêu về phát triển kinh tế đạt khá thấp so với Nghị quyết số 43 đề ra. Tăng trưởng kinh tế chưa cao, thiếu ổn định, dễ bị tác động bởi các cú sốc, các tác động tiêu cực từ bên ngoài. Quy mô kinh tế vẫn còn nhỏ. Tiềm năng về kinh tế biển chưa phát huy hiệu quả, nhất là vai trò đầu mối trung chuyển, quá cảnh, giao lưu hàng hóa của vùng...

Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương chỉ ra rằng, những tồn tại trên có nguyên nhân khách quan và chủ quan như Nghị quyết 43 được triển khai trong bối cảnh tình hình quốc tế và trong nước không thuận lợi, nhất là tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19. Song song đó, Đà Nẵng phải giải quyết, khắc phục nhiều kết luận thanh tra, kiểm tra, trong đó nhiều vướng mắc, khó khăn vượt thẩm quyền.

Chính phủ chưa ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết khiến cho việc phối hợp với các bộ, ngành gặp nhiều khó khăn. Hệ thống luật pháp chưa đồng bộ và thống nhất; các quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội, quy hoạch ngành, lĩnh vực chậm được ban hành; một số cơ chế, chính sách đặc thù chưa phù hợp và chưa tạo đủ nguồn lực để thực hiện tốt các mục tiêu đề ra.

Đầu tư các công trình, dự án có tính vùng, liên vùng để xác lập vai trò trung tâm vùng của TP Đà Nẵng còn hạn chế; thiếu các giải pháp có tính đột phá để thu hút các nhà đầu tư chiến lược. Một số nguồn lực chưa được quản lý và sử dụng hiệu quả...

Tháo gỡ khó khăn còn tồn tại, phát triển lĩnh vực mới cho Đà Nẵng

Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Văn Quảng - Bí thư Thành ủy Đà Nẵng – cho biết, hiện nay, thành phố đang tổ chức thực hiện 4 kết luận thanh tra Chính phủ và 3 bản án. Riêng kết luận 2852, địa phương có 1.300 dự án đang nằm chờ gần 10 năm nay. Nếu như tháo gỡ được, địa phương sẽ có một nguồn lực rất lớn về đất đai và nguồn lực xã hội. Như năm 2023, khi địa phương tháo gỡ 17 dự án thì đã thu được 47.000 tỉ đồng. Các doanh nghiệp cũng đang rất mong chờ để đầu tư vào dự án.

Bên cạnh việc tập trung giải quyết các khó khăn đang tồn tại, năm 2023, kinh tế số đóng góp khoảng 20% vào tăng trưởng GDP của TP Đà Nẵng, xuất khẩu phần mềm đạt khoảng 200 triệu USD. Điều này chứng tỏ rằng, nếu TP Đà Nẵng đi đúng hướng và với sự chuẩn bị kỹ lưỡng về cơ chế thì lĩnh vực kinh tế số, kinh tế xanh rất phù hợp với dư địa, mô hình phát triển của thành phố trong tương lai.

THÙY TRANG
TIN LIÊN QUAN

Đà Nẵng phát động triển khai tháng cao điểm phát triển đoàn viên

Tường Minh |

Liên đoàn Lao động thành phố Đà Nẵng phát động triển khai tháng cao điểm “Phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở” chào mừng kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam.

Đội ngũ cán bộ các cấp ở nước ta đã có bước trưởng thành, phát triển nhiều mặt

Vương Trần |

Tại phiên họp đầu tiên Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của Đảng diễn ra sáng nay (13.3), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có bài phát biểu quan trọng về vị trí, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội và các nội dung liên quan.

Gắn gạo Việt Nam vào chuỗi cung ứng toàn cầu để phát triển bền vững

Phan Anh |

Năm 2024, Việt Nam được nhận định có nhiều lợi thế để gia tăng xuất khẩu gạo trong bối cảnh thế giới dự báo sẽ thiếu khoảng 5 triệu tấn lương thực. Tuy nhiên, ngành hàng lúa gạo nước ta còn một số tồn tại, hạn chế cần sớm khắc phục để nâng cao chất lượng, uy tín, giá thành gạo Việt Nam.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

CLB Thanh Hóa đánh bại Công an Hà Nội tại vòng 2 V.League

HOÀNG HUÊ - MINH DÂN |

Câu lạc bộ Thanh Hóa giành chiến thắng 1-0 trước đội Công an Hà Nội ở vòng 2, qua đó giành 3 điểm đầu tiên ở LPBank V.League 2024-2025.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.