Đại biểu hỏi khó Phó Thủ tướng: Đã 3 lần lỡ hẹn, Chính phủ lấy tiền đâu để tăng lương?

Đặng Chung |

Đây là câu hỏi của đại biểu Bùi Sĩ Lợi (Thanh Hoá) đặt ra với Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ trong phiên chất vấn tại Quốc hội diễn ra chiều 6.6.

Đại biểu Bùi Sĩ Lợi (Thanh Hoá) cho rằng, Chính phủ 3 lần lỡ hẹn cải cách tiền lương. Nay Trung ương đã có Nghị quyết về cải cách chính sách tiền lương, đại biểu đề nghị Phó Thủ tướng làm rõ: Tiền ở đâu để tăng lương? Khả năng cân đối để cải cách tiền lương? Việc tăng lương có làm tăng trần nợ công không hay công?

Trả lời đại biểu, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng, đây là vấn đề được quan tâm hiện nay. Dư luận phấn khởi khi Trung ương ban hành Nghị quyết về cải cách tiền lương, nhưng tăng thế nào, nguồn đâu tăng lương, tăng lương có ảnh hưởng chỉ tiêu kinh tế vĩ mô hay không?

 
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: Sẽ tinh giản biên chế để tăng lương.

Phó Thủ tướng cho biết, Chính phủ có tính toán cân nhắc trình Trung ương thảo luận và quyết định. Mặc dù tăng lương không phải là toàn bộ vấn đề cải cách nhưng là vấn đề cốt lõi và được quan tâm.

Để tăng lương, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nêu giải pháp: Đầu tiên là phải xác định được vị trí việc làm để thiết kế hệ thống chính sách tiền lương.

Tiếp theo là phải quyết liệt tinh giản biên chế, tinh gọn bộ máy để giảm số lượng người hưởng lương từ ngân sách; giải pháp tài chính mà căn cơ nhất là tăng thu, chống thất thu, tiết kiệm chi tiêu, dành tỉ lệ tăng thu để cải cách tiền lương...

“Quá trình cân đối Chính phủ dựa vào Nghị quyết 07 của Bộ Chính trị để tính toán trả lương mà vẫn đảm bảo trần nợ công 65%, kiểm soát được chỉ số lạm phát. Tăng lương gắn với tăng năng suất lao động thì tăng CPI không lớn, vừa đáp ứng cải cách tiền lương vừa ổn định kinh tế vĩ mô” - Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ giải đáp băn khoăn của đại biểu liên quan đến chính sách về tiền lương.

Đặng Chung
TIN LIÊN QUAN

Thừa 63.000 công chức, viên chức: Gánh nặng chi lương từ ngân sách

KHÁNH HOÀ |

Chiều 21.5, tại phiên thảo luận của Quốc hội, trong khi Chính phủ đề nghị Quốc hội phê duyệt quyết toán năm 2016 với bội chi ngân sách 248.728 tỉ đồng, thì Kiểm toán Nhà nước và Uỷ ban Tài chính Ngân sách của QH đã thẳng thắn chỉ ra nhiều vấn đề trong công tác thu chi ngân sách. Trong đó, đáng chú ý là tình trạng biên chế công chức, viên chức càng tinh giản càng “nở ra”, góp phần làm tăng chi thường xuyên.

Cải cách tiền lương: “Phần cứng” 70% là hợp lý!

Quỳnh Chi |

Đây là quan điểm của ông Phạm Minh Huân - nguyên Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh & Xã hội khi trao đổi với PV Báo Lao động về cơ cấu tiền lương - phụ cấp theo hướng cải cách. Theo đó, phần lương “cứng” nên chiếm 70%, phụ cấp chiếm 30%.

"Lương thấp, trợ cấp thì nhiều, dẫn đến sự méo mó trong quan hệ tiền lương"

HOA LÊ |

Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Doãn Mậu Diệp khi nói về những hạn chế, yếu kém của chính sách tiền lương công chức hiện tại.

Bộ Tài chính xem xét tăng mức giảm trừ gia cảnh

Mai Ánh |

Bộ Tài chính đang tiến hành đánh giá lại mức giảm trừ gia cảnh theo kiến nghị của các cử tri từ 6 tỉnh, thành phố.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.