Đại biểu Quốc hội dẫn phản ánh của Báo Lao Động về những "đơn thuốc đắt đỏ"

NHÓM PV |

Đại biểu Hoàng Minh Hiếu (đoàn Nghệ An) dẫn chứng bài viết của Báo Lao Động khi một đơn thuốc được kê tại Hà Nội, bệnh nhân đã phải chi hơn 4,8 triệu đồng cho thực phẩm chức năng, trong khi chỉ phải chi 400.000 đồng cho thuốc điều trị.

Bệnh nhân phải chi trả nhiều tiền cho các xét nghiệm không cần thiết

Thảo luận về dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh tại Quốc hội sáng nay (13.6), đại biểu Hoàng Minh Hiếu (Đoàn Nghệ An) cho biết, ngày 3.6, Báo Lao Động đã đưa tin, trong một đơn thuốc được kê ở một bệnh viện tại Hà Nội, bệnh nhân đã phải chi hơn 4,8 triệu đồng cho thực phẩm chức năng, trong khi chỉ phải chi 400.000 đồng cho thuốc điều trị. (Trước đó Lao Động có tuyến bài phản ánh "Bất thường kinh doanh thuốc ở Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương"- PV).

Bài báo cũng đưa tin về các đơn thuốc ở bệnh viện này thường xuyên đắt đỏ như vậy, nên rất nhiều bệnh nhân đã phải bỏ viện ra về.

"Đây chỉ là một trong rất nhiều trường hợp người bệnh phải chịu thiệt thòi khi đi khám bệnh" - đại biểu Hiếu nhấn mạnh.

Theo ông Hiếu, trước đây dư luận đã đề cập đến nhiều trường hợp, bệnh nhân đã phải chi trả nhiều tiền cho các xét nghiệm không cần thiết, không được giải thích rõ ràng về kết quả khám chữa bệnh. Thậm chí người dân không được giải thích khi xảy ra sai sót, trong quá trình khám chữa bệnh.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do chúng ta chưa nhìn nhận đầy đủ về mối quan hệ pháp lý giữa người bệnh và người hành nghề. Trong mối quan hệ này, người bệnh luôn ở vào thế yếu, phụ thuộc hoàn toàn vào thông tin kiến thức, kỹ năng chuyên môn và đạo đức của người hành nghề khám chữa bệnh.

“Do vậy về nguyên tắc, pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh phải đặt ra những quy định cụ thể để bảo vệ quyền và lợi ích của người bệnh”, đại biểu đoàn Nghệ An nhấn mạnh.

Đại biểu Hiếu cho rằng qua nghiên cứu của dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi), nhận thấy tại dự thảo về quyền của người bệnh chỉ bao gồm 6 điều và quy định tương ứng với nghĩa vụ của người hành nghề. Các quy định này vừa thiếu, lại chỉ dừng lại ở những quy định chung chung về quyền và nghĩa vụ. Chưa có các cơ chế cụ thể để đảm bảo người bệnh thực hiện được các quyền của mình.

Dự thảo luật chưa giải quyết được những vấn đề thực tiễn đặt ra, chưa đạt được mục tiêu của việc sửa đổi luật lần này là lấy người bệnh làm trung tâm như tờ trình của Chính phủ đã xác định.

Do vậy, ông Hiếu kiến nghị dự thảo luật cần bổ sung các quy định về trách nhiệm của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đối với người bệnh dưới 3 góc độ. Một là trách nhiệm trong việc khám chữa bệnh; Hai là trách nhiệm bảo mật thông tin người bệnh; Ba là về trách nhiệm tránh xung đột lợi ích.

Làm rõ hơn "bóng dáng" của người bệnh trong dự thảo luật

Trước hết về trách nhiệm trong việc khám chữa bệnh, theo ông Hiếu, ngoài những nội dung đã được dự thảo luật quy định tại điều 8 và 11, cần phải quy định người hành nghề phải bắt buộc thông tin cho bệnh nhân về những ưu, nhược điểm; rủi ro, tác dụng phụ… của phương pháp chữa bệnh, giải thích về những phương pháp chữa bệnh khác nếu có.

Đồng thời, cần khẳng định trách nhiệm này phải thực hiện liên tục trong qua trình khám chữa bệnh, nhất là trong trường hợp có diễn biến mới về tình hình sức khoẻ của bệnh nhân.

Thứ hai về trách nhiệm bảo mật thông tin người bệnh, đại biểu đoàn Nghệ An cho rằng cần quy định rõ thầm quyền truy cập  và sử dụng thông tin của hệ thống này để đảm bảo thông tin bảo mật cá nhân của người bệnh.

Thứ ba, về trách nhiệm tránh xung đột lợi ích, theo ông Hiếu, điều này chưa được dự thảo quan tâm đúng mức. Song điều này giúp hạn chế những đơn thuốc đắt đỏ mà ông đã nêu.

Đại biểu Hiếu đề nghị ban soạn thảo dự thảo luật cần tiếp tục đầu tư để hoàn thiện các nội dung của dự án luật, đặc biệt là các quyền và lợi ích của người bệnh, làm rõ hơn "bóng dáng" của người bệnh trong dự thảo luật.

Đại biểu Nguyễn Thị Huế - Đoàn Bắc Kạn.
Đại biểu Nguyễn Thị Huế - Đoàn Bắc Kạn.

Cũng liên quan đến quyền lợi của người bệnh, đại biểu Nguyễn Thị Huế (đoàn Bắc Kạn) khi đề cập đề quyền và nghĩa vụ của người bệnh, nữ đại biểu này đề nghị bổ sung thêm một quyền của người bệnh đó là quyền được bồi thường thiệt hại nếu xảy ra sai sót về chuyên môn. 

“Việc này đang diễn ra và cần được luật hoá để nâng cao hơn nữa trách nhiệm của các cơ sở y tế và người hành nghề. Đồng thời đảm bảo được đầy đủ quyền của người bệnh”, đại biểu đoàn Bắc Kạn nhấn mạnh.

NHÓM PV
TIN LIÊN QUAN

Bất thường kinh doanh thuốc ở Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương: Bộ Y tế chỉ đạo kiểm tra sự việc Báo Lao Động nêu

Vương Trần - Phạm Đông |

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương cho biết, Bộ Y tế đã nắm được sự việc bác sĩ kê đơn thuốc kèm thực phẩm chức năng diễn ra tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương qua phản ánh của Báo Lao Động và đang chỉ đạo các đơn vị chức năng kiểm tra.

Bác sĩ BV Bệnh Nhiệt đới ngang nhiên kê thực phẩm chức năng vào đơn thuốc

Nhóm PV |

Theo ghi nhận của phóng viên Báo Lao Động tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, việc bác sĩ ở đây kê đơn thuốc kèm thực phẩm chức năng diễn ra rất phổ biến. Bệnh nhân phải “cắn răng” bỏ ra tiền triệu để chi trả cho những đơn thuốc “nhập nhèm” kiểu này.

Bất thường kinh doanh thuốc ở Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương

Nhóm Phóng viên |

“Nhập nhèm” kê thuốc và thực phẩm chức năng; bán thuốc với giá đắt rất nhiều so với giá thị trường; mỗi đơn thuốc lại có 2 phiếu xuất thuốc với 2 số phiếu khác nhau, 2 người thu tiền khác nhau… Rất nhiều dấu hiệu bất thường trong quản lý, xuất phiếu và hóa đơn thuốc được phóng viên Báo Lao Động ghi nhận tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương.

UBND TPHCM có Phó Chủ tịch Thường trực

MINH QUÂN |

Ông Dương Ngọc Hải - Phó Chủ tịch UBND TPHCM được phân công nhiệm vụ Phó Chủ tịch Thường trực UBND TPHCM nhiệm kỳ 2021- 2026.

Sửa Luật Công đoàn phải phù hợp với thể chế chính trị

Bảo Hân - Hải Nguyễn |

Chiều 8.10, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức tham vấn ý kiến các đồng chí nguyên lãnh đạo Tổng Liên đoàn về dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi).

Cận cảnh bữa ăn sinh viên ĐH Bách khoa sau vụ tố cơm thừa

Nhóm PV |

Hiện Đại học Bách khoa Hà Nội đã cải thiện chất lượng bữa ăn cho sinh viên học Giáo dục Quốc phòng và An ninh tại trường.

Nam sinh ở Vĩnh Long bị đánh, hiệu trưởng sẽ nhận kỷ luật

Phong Linh |

Vĩnh Long - Ngoài kỷ luật đối với các học sinh đánh bạn, ngành giáo dục xác định hiệu trưởng và 2 giáo viên của trường cũng có sai phạm liên quan.

Chiếm 2.800m2 đất, doanh nghiệp chỉ phải nộp 6,1 triệu đồng

QUANG ĐẠI |

Nghệ An - Xây dựng trái phép trên diện tích 2.800m2, một doanh nghiệp tại huyện Diễn Châu chỉ phải nộp ngân sách số tiền 6,1 triệu đồng.

Bất thường kinh doanh thuốc ở Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương: Bộ Y tế chỉ đạo kiểm tra sự việc Báo Lao Động nêu

Vương Trần - Phạm Đông |

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương cho biết, Bộ Y tế đã nắm được sự việc bác sĩ kê đơn thuốc kèm thực phẩm chức năng diễn ra tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương qua phản ánh của Báo Lao Động và đang chỉ đạo các đơn vị chức năng kiểm tra.

Bác sĩ BV Bệnh Nhiệt đới ngang nhiên kê thực phẩm chức năng vào đơn thuốc

Nhóm PV |

Theo ghi nhận của phóng viên Báo Lao Động tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, việc bác sĩ ở đây kê đơn thuốc kèm thực phẩm chức năng diễn ra rất phổ biến. Bệnh nhân phải “cắn răng” bỏ ra tiền triệu để chi trả cho những đơn thuốc “nhập nhèm” kiểu này.

Bất thường kinh doanh thuốc ở Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương

Nhóm Phóng viên |

“Nhập nhèm” kê thuốc và thực phẩm chức năng; bán thuốc với giá đắt rất nhiều so với giá thị trường; mỗi đơn thuốc lại có 2 phiếu xuất thuốc với 2 số phiếu khác nhau, 2 người thu tiền khác nhau… Rất nhiều dấu hiệu bất thường trong quản lý, xuất phiếu và hóa đơn thuốc được phóng viên Báo Lao Động ghi nhận tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương.