Đại biểu Quốc hội nhận được thông tin "xấu độc", trách nhiệm xử lý thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Điểm mới của Nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi) lần này có bổ sung quy định trách nhiệm của đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khi nhận được thông tin xấu, độc, không rõ nguồn gốc về nội dung đang được xem xét, quyết định tại kỳ họp.

Quy định trường hợp ĐBQH nhận được thông tin xấu, độc

Sáng 8.9, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục chương trình hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, các ĐBQH tiến hành thảo luận về dự thảo Nghị quyết ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi).

Trình bày nội dung này, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, những điểm mới cơ bản của lần sửa đổi này, trong đó có bổ sung quy định trách nhiệm của đại biểu Quốc hội khi nhận được thông tin xấu, độc, không rõ nguồn gốc về nội dung đang được xem xét, quyết định tại kỳ họp.

Theo đó, dự thảo nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi) quy định trường hợp đại biểu Quốc hội nhận được thông tin xấu, độc về những nội dung đang được xem xét, quyết định tại kỳ họp thì có trách nhiệm thông báo với Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội và Tổng Thư ký Quốc hội để tổng hợp, báo cáo Chủ tịch Quốc hội.

Các đại biểu dự hội nghị.
Các đại biểu dự hội nghị.

Báo cáo của Ủy ban Pháp luật cho hay, có ý kiến tại Thường trực Ủy ban này đề nghị làm rõ thông tin "xấu, độc "về những nội dung đang được xem xét, quyết định tại kỳ họp” để có cách hiểu thống nhất cũng như có căn cứ xem xét trách nhiệm của đại biểu Quốc hội khi nhận được thông tin "xấu, độc".

Vẫn liên quan đến trách nhiệm của đại biểu, dự thảo bổ sung quy định trong quá trình thảo luận, đại biểu Quốc hội có quyền tranh luận với đại biểu Quốc hội đã phát biểu để làm rõ hơn các vấn đề thảo luận. Khi tranh luận, đại biểu Quốc hội phải bảo đảm tính xây dựng, đúng trọng tâm nội dung phiên họp, có thái độ tôn trọng các đại biểu Quốc hội đã phát biểu.

Tại mỗi phiên họp, đại biểu Quốc hội phát biểu lần thứ nhất trong thời gian không quá 7 phút, phát biểu lần thứ hai trong thời gian không quá 3 phút; mỗi lần tranh luận trong thời gian không quá 3 phút. Cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trình, cơ quan chủ trì thẩm tra mỗi lần giải trình ý kiến của đại biểu Quốc hội trong thời gian không quá 10 phút.

Điểm mới nữa của lần sửa đổi này là có thể kéo dài thời gian thảo luận của phiên họp. Việc này để số đại biểu Quốc hội đã đăng ký được phát biểu, tranh luận tại phiên họp đó trong trường hợp sau khi đã giảm thời gian phát biểu của mỗi đại biểu Quốc hội mà thời gian còn lại của phiên họp vẫn không đủ để tất cả số đại biểu Quốc hội đã đăng ký được phát biểu, tranh luận về nội dung của phiên họp đó.

Như vậy, thời gian phát biểu được giữ nguyên, song quy định về thời gian đại biểu nêu chất vấn đã giảm từ không quá 2 phút xuống 1 phút. Người bị chất vấn trả lời chất vấn không quá 3 phút/1 câu hỏi (giảm 2 phút/câu hỏi).

Tạo điều kiện để cử tri đăng ký dự thính phiên họp Quốc hội

Về thời gian tranh luận, đại biểu Nguyễn Anh Trí (Đoàn Hà Nội) đề nghị không quá 3 phút để nói rõ vấn đề, nói quá ngắn sẽ không nói hết vấn đề, bởi những vấn đề tranh luận thường phức tạp, gay cấn.

Đại biểu Nguyễn Anh Trí đề nghị Quốc hội xem xét, cân nhắc mời thêm Chủ tịch UBND các tỉnh thành dự các phiên chất vấn. Nếu làm được điều này chất lượng phiên chất vấn sẽ tốt hơn.

Đại biểu Nguyễn Anh Trí.
Đại biểu Nguyễn Anh Trí.

Tham gia đóng góp ý kiến, đại biểu Nguyễn Thị Sửu - Đoàn Thừa Thiên Huế - đề nghị bổ sung quy định về việc Trưởng Đoàn ĐBQH không thể tham dự thì báo cáo ai? Với quy định về việc vắng mặt tổng số 2 ngày trở lên phải báo cáo bằng văn bản, thì 2 ngày đó là 2 ngày liên tiếp, hay 2 ngày trong cả kỳ họp?

Khoản 5 Điều 5 của dự thảo Nghị quyết quy định: “Công dân có thể được dự thính các phiên họp công khai của Quốc hội. Tổng Thư ký Quốc hội tổ chức việc công dân dự thính các phiên họp công khai của Quốc hội”.

Đại biểu Nguyễn Thị Sửu.
Đại biểu Nguyễn Thị Sửu.

Đại biểu cho rằng, quy định này là cần thiết, thể hiện tính công khai, minh bạch trong hoạt động của Quốc hội, đưa Quốc hội đến gần dân, gần cử tri cả nước hơn.

Đại biểu đề nghị bổ sung quy định giao Tổng Thư ký Quốc hội hướng dẫn quy trình, thủ tục, đồng thời công khai rộng rãi để cử tri nhân dân nắm bắt, đăng ký tham dự theo quy định.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Tránh tích tụ tần số, đảm bảo không độc quyền viễn thông

PHẠM ĐÔNG |

Về quy định giới hạn tổng độ rộng băng tần tổ chức được cấp phép sử dụng, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, quy định này được xây dựng nhằm tránh tích tụ tần số, không dẫn đến độc quyền viễn thông. Quy định này cũng được xây dựng dựa trên kết quả tham khảo kinh nghiệm quốc tế.

Chặn rửa tiền qua tiền ảo, tài sản ảo

PHẠM ĐÔNG |

Theo đại biểu Quốc hội, Việt Nam đang là một trong những thị trường chơi tiền ảo rất lớn, là một trong mười nước có số người tham gia đông. Đây là lĩnh vực có nguy cơ rửa tiền rất lớn với lợi thế dễ dàng trao đổi trên phạm vi toàn cầu đã trở thành kênh hữu hiệu để tội phạm lợi dụng rửa tiền.

Bỏ thời hạn công khai kết luận thanh tra sẽ ngược quy định chống tham nhũng

PHẠM ĐÔNG |

Cho ý kiến về dự án Luật Thanh tra (sửa đổi), đại biểu Quốc hội Nguyễn Mạnh Cường đề nghị cần quy định rõ trong thời hạn 10 - 15 ngày sau khi ký thì phải công khai kết luận thanh tra, tránh sự can thiệp, tác động vào kết luận thanh tra sau khi đã được ký.

Sắp đón đợt không khí lạnh đầu tiên, miền Bắc trở mưa

AN AN |

Cơ quan khí tượng cho biết, do ảnh hưởng của không khí lạnh đầu mùa, miền Bắc sắp đón một đợt mưa; thời tiết mát mẻ, vùng núi có nơi chuyển lạnh.

Kỷ luật cảnh cáo Chủ tịch huyện Cao Phong

Đặng Tình |

Hòa Bình - Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy vừa quyết định thi hành kỷ luật đối với ông Quách Văn Ngoan - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Cao Phong.

Kê biên khối bất động sản khủng của bà chủ Xuyên Việt Oil

Việt Dũng |

Mai Thị Hồng Hạnh - bà chủ Công ty Xuyên Việt Oil - bị cáo buộc gây thiệt hại hơn 1.400 tỉ đồng nên cơ quan chức năng đã kê biên hàng chục bất động sản.

Cấp dưới Trương Mỹ Lan khai: Không ngờ hậu quả quá lớn

Tú Tâm |

TPHCM - Tại phiên xử Trương Mỹ Lan giai đoạn 2, trong phần thẩm vấn, nhiều cấp dưới thừa nhận hành vi như cáo trạng truy tố.

Sắp triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương

Xuyên Đông |

Ngày 20.9, Bộ Giao thông Vận tải cho biết, sẽ triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương trong năm 2025.