Đánh giá công tác triển khai đối với 52 luật, nghị quyết của Quốc hội

PHẠM ĐÔNG - HẢI NGUYỄN |

Sáng 6.9, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội nghị toàn quốc lần thứ nhất triển khai luật, nghị quyết của Quốc hội khoá XV.

Hội nghị được kết nối trực tuyến tới 62 điểm cầu tại các tỉnh/thành phố trong cả nước.

Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì hội nghị. Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến đồng chủ trì.

Các đại biểu tham dự hội nghị. Ảnh: Hải Nguyễn
Các đại biểu tham dự hội nghị. Ảnh: Hải Nguyễn

Phát biểu khai mạc hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, hội nghị được tổ chức là để thực hiện yêu cầu gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng pháp luật với thực hiện pháp luật, bảo đảm pháp luật được thực hiện công bằng, nghiêm minh, nhất quán, kịp thời, hiệu lực, hiệu quả; thực hiện nhiệm vụ được Quốc hội giao tại Nghị quyết số 101/2023/QH15 về kỳ họp thứ 5.

Bên cạnh đó, hội nghị nhằm đưa các luật, nghị quyết của Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 5 sớm đi vào cuộc sống, phát huy hiệu quả, đồng thời, rà soát, đôn đốc việc thực hiện các luật, nghị quyết của Quốc hội ban hành từ đầu nhiệm kỳ khóa XV.

Đây cũng là nhiệm vụ của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong giám sát việc thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội theo quy định của Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014, sửa đổi, bổ sung năm 2020.

Theo ông Trần Thanh Mẫn, hội nghị sẽ đánh giá về công tác triển khai đối với 52 luật, nghị quyết, bao gồm 23 luật, 29 nghị quyết, trong đó có 15 luật, 21 nghị quyết được thông qua từ đầu nhiệm kỳ cho đến trước Kỳ họp thứ 5 và 8 luật, 8 nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp thứ 5.

Một số nghị quyết về nhân sự, về chương trình giám sát và thành lập đoàn giám sát chuyên đề sẽ không thuộc phạm vi của hội nghị này.

Hội nghị sẽ nghe 2 báo cáo quan trọng của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ khái quát về 4 nội dung chủ yếu.

Thứ nhất, việc tổ chức triển khai các luật, nghị quyết được Quốc hội thông qua từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến nay, những kết quả đạt được, vấn đề còn khó khăn, vướng mắc, nguyên nhân và một số giải pháp, kiến nghị.

Thứ hai, đánh giá một số vấn đề nổi lên về công tác tổ chức triển khai các luật, nghị quyết của Quốc hội từ đầu nhiệm kỳ đến trước Kỳ họp thứ 5.

Thứ ba, công tác chuẩn bị và kế hoạch triển khai các luật, nghị quyết được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 5.

Thứ tư, một số yêu cầu và nhiệm vụ trọng tâm đối với công tác triển khai các luật, nghị quyết được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 5.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu. Ảnh: Hải Nguyễn
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu. Ảnh: Hải Nguyễn

Ngoài ra, hội nghị sẽ nghe các tham luận của các cơ quan về việc triển khai đối với 21 luật, nghị quyết của Quốc hội. Đây là những văn bản quan trọng, có tác động lớn, được dư luận xã hội quan tâm, có những vấn đề khó khăn, vướng mắc phát sinh cần tháo gỡ.

Cụ thể như: việc triển khai Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; việc tổ chức phiên tòa trực tuyến; thí điểm mô hình tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam; thí điểm đấu giá biển số xe ôtô; thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tại TP Hồ Chí Minh, TP Cần Thơ; việc triển khai Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Khám bệnh, chữa bệnh; việc chuẩn bị triển khai Luật Đấu thầu, Luật Hợp tác xã, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam…

Để hội nghị đạt được kết quả tích cực, ông Trần Thanh Mẫn đề nghị, các báo cáo, tham luận, ý kiến phát biểu cần phản ánh sâu sắc, rõ nét, chính xác những kết quả đã đạt được, thẳng thắn nhìn nhận những mặt còn hạn chế, cùng trao đổi, thống nhất những giải pháp khả thi, thiết thực, tiếp tục tăng cường sự phối hợp, tạo sự đồng bộ, thống nhất giữa các cơ quan.

Đồng thời đổi mới, nâng cao chất lượng công tác triển khai, bảo đảm đưa các luật, nghị quyết của Quốc hội vào cuộc sống, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

PHẠM ĐÔNG - HẢI NGUYỄN
TIN LIÊN QUAN

Lý do TP Hồ Chí Minh chưa tăng thuế tiêu thụ đặc biệt

PHẠM ĐÔNG |

TP Hồ Chí Minh chưa thực hiện việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt vì lo ngại sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến người dân và doanh nghiệp trên địa bàn.

Chuẩn bị kỹ lưỡng việc lấy phiếu tín nhiệm tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XV

PHẠM ĐÔNG |

Quốc hội sẽ tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn vào kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV (dự kiến khai mạc vào ngày 23.10.2023).

Trực tiếp bóng đá Nam Định vs Lee Man, Cúp C2 châu Á

NHÓM PV |

Trực tiếp trận đấu giữa câu lạc bộ Nam Định và Lee Man tại Cúp C2 châu Á, diễn ra lúc 19h00 hôm nay (18.9).

Phương án trục vớt phương tiện và phần cầu Phong Châu bị sập

Tô Công |

Phú Thọ - Một phương án để cứu hộ, cứu nạn, trục vớt phương tiện chìm đắm và phần cầu Phong Châu bị lũ cuốn trôi đã được đề xuất.

Sẽ xử lý vụ đăng video "Quả báo Làng Nủ Lào Cai"

Huyền Chi - Hoài Anh |

Video "Quả báo Làng Nủ Lào Cai" lan truyền trên mạng xã hội gây phẫn nộ. Hiện tại, cả video và kênh đăng tải đã biến mất trên nền tảng YouTube.

Người dân Đà Nẵng căng mình tát nước tràn vào nhà do mưa lớn

LINH THI |

Tại phường Thanh Khê Tây, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng, hàng chục hộ dân vẫn phải căng mình tát nước tràn vào nhà.

Truy tố ông Lê Đức Thọ hai tội danh ở vụ Xuyên Việt Oil

Việt Dũng |

Cơ quan công tố xác định, khi làm sếp ngân hàng, ông Lê Đức Thọ đã nhận hối lộ và khi làm Bí thư tỉnh Bến Tre có hành vi lợi dụng chức vụ để trục lợi.

Giới đầu cơ có thể đứng sau loạt lô đất đấu giá bỏ cọc

ANH HUY |

Giới chuyên gia cho rằng, người tham gia đấu giá đất chủ yếu là nhóm nhà đầu tư chuyên nghiệp, rất ít người địa phương tham gia.