Đề xuất chất vấn 59 nhóm vấn đề tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khoá XV

Phạm Đông |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị cần rút ngắn tối đa thời gian của kỳ họp nhưng vẫn đảm bảo chất lượng cao nhất cho công tác xây dựng pháp luật. Nếu dịch bệnh có diễn biến phức tạp thì có thể họp trực tuyến cả kỳ họp thứ 2, Quốc hội khoá XV.

Quốc hội sẽ thảo luận báo cáo về công tác phòng, chống dịch COVID-19

Tiếp tục chương trình phiên họp thứ 4, sáng 13.10, dưới sự điều hành của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc chuẩn bị kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV.

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, dự kiến tổng thời gian làm việc của Quốc hội là 17 ngày, chia làm hai đợt. Đợt một diễn ra 11 ngày (20.10 đến 1.11); đợt hai là 6 ngày (8.11 đến 13.11). Phiên chất vấn được diễn ra trong 2,5 ngày trong đợt họp tập trung, từ 10 – 12.11 và được truyền hình, phát thanh trực tiếp để cử tri và nhân dân theo dõi.

Ông Bùi Văn Cường cho biết đã dự kiến chương trình kỳ họp để dự phòng cho trường hợp dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, Quốc hội phải họp trực tuyến cả kỳ nhưng bố trí đợt 2 liền mạch với đợt 1 để kỳ họp kết thúc sớm, tạo điều kiện cho Chính phủ, các địa phương tập trung cho công tác phòng, chống dịch.

Tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ dành phút mặc niệm cán bộ y tế, chiến sĩ hy sinh, đồng bào tử vong do đại dịch COVID-19 trong phiên khai mạc kỳ họp.

Toàn cảnh Phiên họp thứ 4 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng ngày 13.10.
Toàn cảnh phiên họp thứ 4 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng ngày 13.10.

Dự kiến tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ thảo luận báo cáo về công tác phòng, chống dịch COVID-19 (trong đó có nội dung về việc áp dụng các biện pháp đặc biệt phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19 quy định tại Nghị quyết số 30/2021/QH15) cùng với phiên thảo luận về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước.

Nội dung việc thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 được đề nghị báo cáo bổ sung, do hiện nay còn dư luận người dân một số nơi phản ánh chưa nhận được hỗ trợ.

Theo Tổng Thư ký Quốc hội, có ý kiến đề nghị nên thay hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp bằng hoạt động “lắng nghe hiến kế của nhân dân” thông qua đại biểu Quốc hội để đưa ra các giải pháp khôi phục sản xuất kinh doanh, chuyển đời sống kinh tế - xã hội sang trạng thái bình thường mới.

Về đề xuất này, Tổng Thư ký Quốc hội cho rằng, thông qua báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân, việc phát biểu tại phiên thảo luận về kinh tế - xã hội, các vị đại biểu Quốc hội đã truyền tải ý kiến của nhân dân và cử tri đến với Quốc hội.

Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc chuẩn bị kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV. Ảnh: Minh Thành
Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc chuẩn bị kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV. Ảnh: Minh Thành

Bên cạnh đó, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cũng cho biết, hoạt động chất vấn tại kỳ họp này là một hình thức giám sát, thể hiện sự đồng hành của Quốc hội cùng cả hệ thống chính trị, đặc biệt là Chính phủ để tập trung tháo gỡ khó khăn, tìm ra các giải pháp hiệu quả trong phòng, chống dịch, phục hồi sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội.

59 nhóm vấn đề chất vấn

Cũng liên quan đến hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn, Tổng Thư ký Quốc hội đã đề nghị các Đoàn đại biểu Quốc hội và các vị đại biểu Quốc hội đề xuất vấn đề chất vấn. Đến nay đã nhận được văn bản của 54 Đoàn đại biểu Quốc hội và 3 đại biểu Quốc hội với 59 nhóm vấn đề chất vấn, và chưa nhận được ý kiến đề xuất của 9 Đoàn đại biểu Quốc hội.

Trên cơ sở đó, Tổng Thư ký Quốc hội đã tổng hợp đề xuất chất vấn của các Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Tổng Thư ký Quốc hội sẽ căn cứ vào quy định để lựa chọn nhóm vấn đề và người trả lời chất vấn, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước khi trình Quốc hội xem xét, quyết định.

Cho ý kiến về vấn đề này, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá đây là kỳ họp quan trọng, bước vào chương trình xây dựng pháp luật. Cần rút ngắn tối đa thời gian của kỳ họp nhưng vẫn đảm bảo chất lượng cao nhất, các dự án luật đúng đắn nhất.

Chủ tịch Quốc hội cho biết, kỳ này sẽ lựa chọn phương án họp trực tuyến là chủ yếu, họp trực tiếp ở đợt cuối cùng. Nếu dịch bệnh có diễn biến phức tạp thì có thể báo cáo Quốc hội cho họp trực tuyến cả đợt 2. Văn phòng Quốc hội cần tính toán phương án họp cả ngày Chủ nhật để bế mạc kỳ họp sớm hơn 3 ngày.

Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

Cần có lộ trình mở cửa lại nền kinh tế, thí điểm áp dụng thẻ xanh vaccine

Phạm Đông |

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị cần đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng và có lộ trình mở cửa lại nền kinh tế, đón khách du lịch và thí điểm áp dụng thẻ xanh vaccine.

Đổi mới cách nghĩ, cách làm khi cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025

Phạm Đông |

Cho ý kiến về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đề nghị đưa các nội dung đi vào thực chất, hiệu quả hơn. Cần sự đổi mới trong cách nghĩ, cách làm để tổ chức thực hiện đạt hiệu quả cao.

Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khoá XV sẽ họp trực tuyến kết hợp trực tiếp

Phạm Đông |

Qua 2 phiên thảo luận, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cơ bản thống nhất tổ chức kỳ họp thứ hai, Quốc hội khoá XV theo phương thức họp trực tuyến kết hợp họp trực tiếp.

Ukraina cạn kiệt tên lửa Storm Shadow

Cao Thảo |

Số lượng tên lửa Storm Shadow trong kho vũ khí của Ukraina đang ở mức tương đối thấp.

Giá rau tăng chóng mặt sau bão, Bộ Tài chính chỉ đạo nóng

Minh Ánh |

Giá rau xanh tăng chóng mặt sau bão, Bộ trưởng Bộ Tài chính có công điện đề nghị các bộ, ngành, địa phương tăng cường các biện pháp điều hành giá.

23 tàu du lịch vẫn ngâm nước biển vì khó tìm thợ trục vớt

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Bão Yagi nhấn chìm 27 tàu du lịch, trong đó có 25 tàu tham quan, 2 tàu lưu trú. Hầu hết các tàu hiện vẫn ngâm trong nước biển vì khó tìm thợ trục vớt.

Tổng LĐLĐ Việt Nam kí kết phối hợp với Tỉnh ủy Hải Dương

Mai Dung |

Sáng 13.9, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam kí kết chương trình phối hợp công tác với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương giai đoạn 2024-2028.

Bắt cựu thẩm phán Chánh tòa hành chính Kiên Giang do nhận hối lộ

NGUYÊN ANH |

Bà Nguyễn Thị Cẩm Thu - cựu Thẩm phán, Chánh tòa hành chính TAND tỉnh Kiên Giang bị Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao bắt tạm giam vì nhận hối lộ.