Giảm mùi siêu nhanh, sông Tô Lịch thực sự sẽ hết ô nhiễm?

VƯƠNG HUYÊN ĐÔNG |

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) cho hay, hiện nay việc xử lý nước thải tại sông Tô Lịch (Hà Nội) đang được thử nghiệm bằng công nghệ mới của Nhật Bản.

Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ ngày 4.5, phóng viên báo chí đã đặt câu hỏi liên quan tới việc xử lý ô nhiễm môi trường, việc làm sạch sông Tô Lịch theo công nghệ mới của Nhật Bản như thế nào?

Trả lời câu hỏi này, Thứ trưởng Bộ TNMT Lê Công Thành cho biết, trong buổi làm việc với Thủ tướng Chính phủ ngày 11.4 vừa qua, ông Tadashi Yamamura đã đề xuất tài trợ cho Việt Nam trong xử lý ô nhiễm nước sông Tô Lịch bằng công nghệ mới của Nhật.

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành. Ảnh Trần Vương
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành. Ảnh Trần Vương

Thứ trưởng Bộ TNMT cho biết, ông Tadashi Yamamura là chuyên gia môi trường của Nhật Bản, đề xuất sử dụng công nghệ nano đã được cấp bằng sáng chế ở Nhật để giải quyết ô nhiễm ở sông Tô Lịch.

Tuy nhiên, ông Thành nhấn mạnh nguồn ô nhiễm ở sông Tô Lịch vẫn là việc nước thải sinh hoạt đổ trực tiếp ra sông, giải pháp này vẫn chỉ là tạm thời.

"Đây mới là đề xuất thử nghiệm nên chúng tôi cần chờ kết quả xem mức độ hiệu quả ra sao, sau đó mới quyết định. Hiện, mọi giải pháp xử lý ô nhiễm sông Tô Lịch mới là tạm thời, chúng ta vẫn cần phải có giải pháp căn cơ cho việc ô nhiễm ở con sông này" - ông Thành trả lời.

Trước đó, trong cuộc gặp gỡ chiều 11.4 tại trụ sở Chính phủ với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, đoàn chuyên gia Nhật Bản về môi trường đã đề xuất tài trợ miễn phí thiết bị công nghệ sinh học bio-nano nhằm hỗ trợ tích cực cho việc xử lý ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam.

Tiến sĩ Tadashi Yamamura - chuyên gia Liên Hợp Quốc về môi trường, Chủ tịch Tổ chức xúc tiến thương mại & môi trường Nhật Bản, là người dẫn đầu nhóm chuyên gia của Nhật Bản cho biết, thiết bị này có tốc độ xử lý siêu nhanh mà chỉ cần 3 ngày sẽ giúp giảm mùi ô nhiễm.

Trước mắt, công nghệ bio-nano sẽ được thí điểm dưới lòng sông tại 1 đoạn sông Tô Lịch và 1 góc hồ Tây để từ đó mở rộng mô hình ứng dụng hơn cho nhiều địa phương khác.

Tiến sĩ Tadashi Yamamura cho biết công nghệ nano sử dụng vật liệu thiên nhiên nên rất thân thiện với môi trường (điều mà các phương pháp hóa học và vật lý không có được). Đây là công nghệ kết hợp giữa sinh học và công nghệ nano.

VƯƠNG HUYÊN ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Bị lấn chiếm, Hà Nội dựng rào chắn cho đường đi bộ ven sông Tô Lịch

Nguyễn Ngọc Lan - Trần Kiều |

Vừa xây dựng hoàn thiện, đường dành cho người đi bộ, xe đạp ven sông Tô Lịch (Hà Nội) đã xảy ra tình trạng bị chiếm dụng bởi xe máy. Đoạn đường này đã được dựng rào chắn ở hai bên đầu đường.

"So với ngày xưa, sông Tô Lịch giờ đã đẹp và đỡ ô nhiễm hơn nhiều"

Thành Trung |

Trước khi nói về đề xuất biến sông Tô Lịch đẹp như sông Thames của một doanh nghiệp, Phó Giám đốc Sở KHĐT Hà Nội cho rằng "so với ngày xưa, sông Tô Lịch giờ đã đẹp và đỡ ô nhiễm hơn nhiều".

Biến sông Tô Lịch đẹp như sông Thames: Sở Du lịch Hà Nội nói gì?

Thành Trung |

Mới đây, 1 doanh nghiệp đã gửi văn bản đề xuất tới UBND, HĐND và các sở, ngành của thành phố Hà Nội để cải tạo sông Tô Lịch đẹp như sông Thames, để đổi lấy một số ưu đãi thuế và khai thác du lịch trên sông.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.