Giám sát thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải rõ địa chỉ và trách nhiệm

Phạm Đông |

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, việc giám sát thực hành tiết kiệm, chống lãng phí cần đặc biệt lưu ý về giám sát nguồn lực là tài nguyên đất đai. Đặc biệt, sau giám sát mà không chỉ rõ được trách nhiệm những nơi để xảy ra lãng phí thì Quốc hội sẽ quy trách nhiệm các đoàn giám sát.

Tiếp tục chương trình phiên họp thứ 3, ngày 22.9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét cho ý kiến về Kế hoạch giám sát chi tiết và Đề cương báo cáo giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021". Đây là một trong hai chuyên đề giám sát tối cao của Quốc hội trong năm 2022.

Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính - ngân sách, Phó trưởng Đoàn giám sát Nguyễn Phú Cường cho biết, đối tượng giám sát của chuyên đề này là Chính phủ, các bộ, ngành, các cơ quan quản lý, sử dụng vốn nhà nước, tài sản nhà nước; Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Kiểm toán nhà nước; các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị, xã hội; Doanh nghiệp nhà nước; HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Theo ông Nguyễn Phú Cường, phạm vi giám sát là tình hình thực hiện chính sách, pháp luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong khu vực công từ 1.1.2016 đến 31.12.2021 và thời kỳ trước, sau có liên quan.

Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính - ngân sách Nguyễn Phú Cường.
Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính - ngân sách Nguyễn Phú Cường.

Nội dung giám sát tập trung 5 lĩnh vực, gồm: Quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước; Quản lý, sử dụng vốn nhà nước khác; Quản lý tài sản nhà nước; Quản lý, sử dụng lao động, thời gian lao động; Quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên.

Ông Cường cũng nêu rõ mục đích của cuộc giám sát. Trong đó có việc nâng cao trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị và ý thức chấp hành của các cấp, các ngành, bảo đảm thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Làm rõ trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, cá nhân vi phạm; kiến nghị hình thức xử lý đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm.

Tham gia thảo luận, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, chống lãng phí là lĩnh vực rất lớn, quốc gia nào cũng chú ý đến vấn đề này. Với nước ta điều kiện còn nhiều khó khăn mà không tiết kiệm thì rất có lỗi với dân, nhiều khi lãng phí lớn hơn cả hậu quả của tham nhũng.

Theo Chủ tịch Quốc hội, phạm vi giám sát của chuyên đề rất rộng, song cần đặc biệt lưu ý về giám sát nguồn lực là tài nguyên đất đai. Cần chỉ rõ cả nước có bao nhiêu đất đã giao chưa thu tiền sử dụng đất, bao nhiêu đất giao rồi mà sử dụng không đúng mục đích, địa chỉ ở đâu, trách nhiệm thế nào, trả lời thằng vào những câu hỏi đó. Ngoài ra, một lĩnh vực nữa còn lãng phí lớn là quản lý sử dụng đất nông, lâm trường.

"Vấn đề này tôi có số liệu đầy đủ lắm, sau này kết quả giám sát mà làm khác đi là tôi chất vấn đấy", Chủ tịch Quốc hội nói.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.

Với đất nông nghiệp, Chủ tịch Quốc hội lưu ý phải trả lời cho được diện tích đất nông nghiệp đang bỏ hoang hoá là bao nhiêu. Tấc đất tấc vàng, phải yêu cầu từng địa phương báo cáo và kiểm tra chéo số liệu.

Về lĩnh vực ngân sách, theo Chủ tịch Quốc hội nên tập trung vào giám sát đầu tư công, nhất là các khoản chi gián tiếp, đi công tác nước ngoài, lễ hội.

Về đầu tư, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu các đoàn giám sát soát kỹ các dự án treo, số lượng bao nhiêu, nằm ở những đâu, thực hiện tiếp theo thế nào, qua đó tạo ra áp lực giảm bớt lãng phí trong lĩnh vực này.

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, giám sát không được né trách nhiệm, sau giám sát mà các đoàn giám sát không chỉ rõ được trách nhiệm những nơi để xảy ra lãng phí thì Quốc hội sẽ quy trách nhiệm các đoàn giám sát.

Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

Kiểm toán Nhà nước cần giám sát tối cao về tiết kiệm, chống lãng phí

Phạm Đông |

Chủ tịch Quốc hội đề nghị Kiểm toán Nhà nước xây dựng kế hoạch kiểm toán năm 2022 trên cơ sở tổng kết kết quả thực tiễn thời gian qua, đi sâu vào vấn đề trọng tâm. Trong đó bám vào giám sát tối cao về tiết kiệm, chống lãng phí.

Siết chặt kỷ luật ngân sách, chấn chỉnh lãng phí đầu tư công

VƯƠNG TRẦN |

Theo đại biểu Vũ Thi Lưu Mai (đoàn Hà Nội), vốn đầu tư công cần được hiểu là từ tiền thuế của nhân dân, kể cả vốn đi vay thì người trả cũng là nhân dân.

Lấy kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là tiêu chí bổ nhiệm cán bộ

Đặng Chung |

Đưa kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là tiêu chí đánh giá công tác thi đua, khen thưởng và bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức là một trong những nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2021.

Hà Nội tắc đường cả cây số, người dân ì ạch di chuyển

Nhóm PV |

Tối 16.9, nhiều tuyến đường tại Hà Nội tắc cứng do giờ tan tầm và lượng người đổ ra đường đi chơi Trung thu.

Nga dồn ép quân Ukraina khỏi Kursk theo nhiều hướng

Song Minh |

Lực lượng Ukraina ngày càng bị đẩy lùi khỏi nhiều khu định cư ở tỉnh Kursk của Nga.

Cho thôi việc Bí thư huyện Vĩnh Cửu theo nguyện vọng

MINH CHÂU |

Ông Nguyễn Văn Thuộc - Bí thư Huyện ủy Vĩnh Cửu được Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Nai chấp thuận cho thôi việc theo nguyện vọng.

Doanh nghiệp gồng mình hồi phục sau bão số 3

Anh Tuấn |

Sau khi bão số 3 (Yagi) đi qua, nỗ lực phục hồi sản xuất - kinh doanh là công việc được nhiều doanh nghiệp ưu tiên thực hiện.

Tinh giản biên chế 82.295 công chức, viên chức

LƯƠNG HẠNH |

Theo Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long, từ năm 2016 đến năm 2023, đã tinh giản biên chế 82.295 người.