Hà Nội đề xuất tách giải phóng mặt bằng khỏi dự án đầu tư công

PHẠM ĐÔNG |

Theo dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), căn cứ chủ trương đầu tư dự án tổng thể, cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Thành phố Hà Nội quyết định đầu tư dự án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng.

Sau một thời gian lấy ý kiến rộng rãi các cơ quan, tổ chức và nhân dân, hiện nay, Thành phố Hà Nội đang tiếp thu ý kiến, chỉnh lý, hoàn thiện hồ sơ dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại phiên họp thứ 26 vào ngày 20.9.

Dự kiến, việc xây dựng dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) được trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại kỳ họp thứ 6 vào tháng 10.2023 và xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 7 (tháng 5.2024).

Đáng chú ý, dự thảo luật đang xây dựng đề xuất việc tách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng ra khỏi dự án đầu tư công.

Theo đó, cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Thành phố Hà Nội khi quyết định chủ trương đầu tư dự án tổng thể có quy mô dự án nhóm B, nhóm C theo quy định của pháp luật về đầu tư công, có quyền quyết định tách công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập khi phê duyệt chủ trương đầu tư dự án tổng thể.

Đồng thời được quyết định mục tiêu, quy mô, tổng mức đầu tư, cơ cấu nguồn vốn, địa điểm đầu tư của dự án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng tại quyết định chủ trương đầu tư dự án tổng thể.

Theo dự thảo, căn cứ chủ trương đầu tư dự án tổng thể, cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Thành phố Hà Nội quyết định đầu tư dự án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng.

Quyết định đầu tư là căn cứ để bố trí vốn kế hoạch đầu tư công hằng năm, đồng thời là căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Thành phố Hà Nội ban hành thông báo thu hồi đất, quyết định thu hồi đất.

Trường hợp điều chỉnh dự án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng phát sinh yếu tố phải điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án tổng thể, HĐND thành phố thực hiện điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án tổng thể trước khi Chủ tịch UBND thành phố điều chỉnh dự án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng.

Theo lý giải, việc điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án tổng thể và điều chỉnh dự án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công và pháp luật có liên quan.

Ngoài ra, dự thảo luật cũng quy định việc thực hiện dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư.

HĐND Thành phố Hà Nội được áp dụng phương thức đối tác công tư (PPP) đối với các dự án trong lĩnh vực văn hóa và thể thao. Trình tự, thủ tục thực hiện các dự án này thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư và pháp luật có liên quan.

HĐND Thành phố Hà Nội quy định quy mô tổng mức đầu tư tối thiểu của dự án PPP trong lĩnh vực y tế, giáo dục, đào tạo, thể thao, văn hóa.

Thành phố Hà Nội được áp dụng hình thức hợp đồng xây dựng - vận hành - chuyển giao (gọi là hợp đồng BOT) đối với dự án đầu tư xây dựng nâng cấp, mở rộng, hiện đại hóa công trình đường bộ hiện hữu, phù hợp theo quy hoạch được phê duyệt đối với loại đường phố chính đô thị, đường trên cao.

Tiêu chí, nguyên tắc, điều kiện, trình tự, thủ tục thực hiện dự án, lựa chọn nhà đầu tư tuân thủ quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư.

Dự thảo luật cũng nêu rõ, HĐND Thành phố Hà Nội ban hành danh mục dự án theo quy định. UBND Thành phố Hà Nội thực hiện công khai, minh bạch đầy đủ các thông tin về dự án để thuận lợi cho người dân giám sát.

Mới đây, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký ban hành Quyết định số 4430/QĐ-UBND về thành lập Tổ công tác xây dựng, chỉnh lý dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).

Theo quyết định, tổ công tác gồm 20 thành viên, trong đó: Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn là tổ trưởng; Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội Ngô Anh Tuấn là tổ phó.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội yêu cầu hoàn thiện đề án vị trí việc làm, thực hiện tinh giản biên chế

PHẠM ĐÔNG |

UBND TP Hà Nội yêu cầu căn cứ chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy sau sắp xếp để xây dựng, hoàn thiện Đề án vị trí việc làm, xác định biên chế phù hợp, hiệu quả bảo đảm thực hiện tinh giản biên chế theo yêu cầu của Trung ương.

Đề xuất Hà Nội được chuyển mục đích đất rừng sản xuất dưới 1.000ha

PHẠM ĐÔNG |

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đề xuất HĐND TP Hà Nội quyết định chuyển mục đích sử dụng đất rừng sản xuất dưới 1.000ha, trồng lúa dưới 500ha sang mục đích khác phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền quyết định.

Hà Nội đề xuất chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài và chất lượng cao

PHẠM ĐÔNG |

Trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), Thành phố Hà Nội đã quy định việc thu hút, trọng dụng nhân tài, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và chế độ tiền lương, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức.

Chủ tịch Quốc hội kiểm tra công tác khắc phục hậu quả mưa lũ ở Thái Nguyên

Lam Thanh |

Ngày 12.9, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã thăm, động viên nhân dân vùng ngập lụt và kiểm tra tình hình khắc phục thiệt hại do mưa lũ tại tỉnh Thái Nguyên.

Chuỗi cà phê nổi tiếng gây tranh cãi vì cách ủng hộ bão lũ

Anh Tuấn |

Bài đăng tải ủng hộ bão lũ của thương hiệu đồ uống nổi tiếng bất ngờ tạo ra những phản ứng trái chiều. Trong chưa đầy 24 giờ, đã có hơn 20 nghìn lượt phẫn nộ.

Hòa Bình xin hỗ trợ 616 tỉ đồng để khắc phục sau bão lũ

Lan Anh |

Tỉnh Hòa Bình đề nghị Chính phủ xem xét hỗ trợ 616 tỉ đồng để khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra.

Khởi tố Chánh văn phòng Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh

Vân Trường |

Chánh Văn phòng Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh cùng thuộc cấp và đồng phạm vừa bị khởi tố.

“Xoay” nguồn tiền bồi thường vụ nứt hàng loạt nhà dân

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Sau khi đồng ý nâng mức bồi thường vì làm nứt nhà dân do thi công nâng cấp Quốc lộ 8A, hiện chủ đầu tư đang lo “xoay” nguồn tiền để chi trả bồi thường.