Hoàn tất dự thảo, trình phê duyệt quy hoạch báo chí trước ngày 30.6.2024

PHẠM ĐÔNG |

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đề nghị, Bộ trưởng Bộ TTTT chủ trì, bảo đảm hoàn tất dự thảo và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch báo chí trước ngày 30.6.2024.

Ngày 19.6, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã chủ trì cuộc họp để nghe báo cáo về dự thảo Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở báo chí, phát thanh truyền hình, thông tin điện tử, cơ sở xuất bản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo Văn phòng Chính phủ, đây là quy hoạch ngành quốc gia do Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TTTT) tạo lập theo quy định của Luật Quy hoạch.

Đối tượng của quy hoạch gồm: Báo chí, thông tin điện tử; phát thanh; truyền hình; thông tin đối ngoại; thông tin cơ sở; xuất bản-in-phát hành. Đây là công cụ để điều hành, quản lý, chỉ đạo quốc gia, là nguồn cung cấp tri thức mọi mặt cho công chúng, là phương tiện hữu hiệu để mở rộng giao lưu hiểu biết giữa các quốc gia, dân tộc.

Mục tiêu của quy hoạch là tổ chức, sắp xếp hợp lý, tinh gọn mạng lưới cơ sở báo chí, phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử, thông tin đối ngoại, thông tin cơ sở và cơ sở xuất bản để phục vụ hiệu quả các nhiệm vụ chính trị, thúc đẩy phát triển kinh tế, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ thông tin, văn hóa của nhân dân.

Thực hiện thành công chuyển đổi số, đổi mới mô hình quản lý, cách thức tổ chức, vận hành; đa dạng hoá phương thức cung cấp nội dung và hoạt động sản xuất kinh doanh trên đa nền tảng, đa phương tiện, lấy người dân làm trung tâm.

Đầu tư cơ sở vật chất hiện đại, ứng dụng công nghệ mới, phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực thông tin; bắt kịp xu thế thông tin, truyền thông của thế giới, góp phần nâng cao uy tín, vị thế và hình ảnh Việt Nam.

Cuộc họp về dự thảo Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở báo chí, phát thanh truyền hình. Ảnh: VGP
Cuộc họp về dự thảo Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở báo chí, phát thanh truyền hình. Ảnh: VGP

Ghi nhận các ý kiến phát biểu tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang nhấn mạnh, dự thảo quy hoạch phải làm rõ ba vấn đề: Tầm quan trọng của đối tượng được quy hoạch; mục tiêu, định hướng phát triển trong tương lai; giải pháp để đạt được mục tiêu đề ra.

Nhận định đây là nhiệm vụ khó khăn, nhạy cảm, Phó Thủ tướng Chính phủ giao cơ quan soạn thảo tiếp tục rà soát, hoàn chỉnh dự thảo quy hoạch theo nguyên tắc phải bảo đảm thực chất, có tính mở và khả thi trong thực hiện nhưng không xung đột với các quy định, quy hoạch khác.

Đối với những nội dung mới so với chủ trương của các cấp có thẩm quyền, cơ quan soạn thảo cần làm rõ khái niệm và trình xin chủ trương của cấp có thẩm quyền trước khi đưa vào dự thảo quy hoạch.

"Cơ quan soạn thảo cũng cần chỉ ra định hướng tháo gỡ những vướng mắc về nguồn lực và hành lang pháp lý để thực hiện quy hoạch này", Phó Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo.

Đối với những vấn đề còn có ý kiến khác nhau, cơ quan soạn thảo tiến hành trao đổi nghiêm túc với các cơ quan, địa phương liên quan, hiệu quả nhất là trao đổi trực tiếp thay vì trao đổi bằng văn bản.

Phó Thủ tướng Chính phủ đề nghị, Bộ trưởng Bộ TTTT chủ trì, bảo đảm hoàn tất dự thảo và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch trước ngày 30.6.2024.

Đồng thời giao Bộ TTTT trình cấp có thẩm quyền chủ trương sơ kết việc thực hiện Quyết định số 362/QĐ-TTg ngày 3.4.2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025.

Phó Thủ tướng Chính phủ cho biết, ông sẽ tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ chủ trì cuộc họp với các cơ quan báo chí để tìm "lối ra" cho những khó khăn, vướng mắc chứ không chỉ dừng ở việc ghi nhận.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang: Quy hoạch báo chí là việc cực kỳ khó

Vương Trần |

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang nêu dẫn chứng về một Đài truyền hình cấp tỉnh nhưng doanh thu và nộp ngân sách lớn, trong đó có nguồn thu từ mạng xã hội.

Báo chí bám sát hơi thở cuộc sống, phản ánh thực tiễn sinh động của đất nước

Vương Trần |

Theo Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa, báo chí thời gian qua đã bám sát hơi thở cuộc sống, phản ánh kịp thời thực tiễn sinh động và nhiều vấn đề bất cập nảy sinh trong quá trình phát triển của đất nước.

Doanh thu của các cơ quan báo chí ngày càng sụt giảm

Nhóm phóng viên |

Đại biểu Quốc hội cho biết, hoạt động của cơ quan báo chí đã khó khăn nay càng khó khăn hơn khi kinh phí sản xuất ngày càng tăng, nhưng định mức tối đa chưa bắt kịp với tình hình thực tế.

Nước rút, nắng lên, người dân Yên Bái tất bật về nhà sau bão lũ lịch sử

Trần Bùi |

Sáng 12.9, nước đã rút, những tia nắng đầu tiên xuất hiện, người dân thành phố Yên Bái bắt đầu tập trung tìm kiếm những gì còn sót lại và vệ sinh nhà cửa.

Xảy ra 70 sự cố đê điều tại 11 tỉnh/thành

Khương Duy |

Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ NNPTNT) cho biết, mực nước lũ trên nhiều tuyến sông có đê đã vượt báo động 3. Cả nước xảy ra 70 sự cố đê điều.

Bắc Ninh tiếp tục sơ tán 450 hộ dân trong đêm

Vân Trường |

450 hộ dân trong một khu phố ở TP Bắc Ninh đã được sơ tán đến nơi an toàn vào rạng sáng nay khi mực nước sông khu đê bối dâng cao, có dấu hiệu tràn qua mặt đê.

Bản tin công đoàn: Tăng lương với giáo viên hợp đồng 111

Nhóm PV |

Bản tin công đoàn hôm nay có những nội dung sau: Tổng LĐLĐVN kêu gọi quyên góp ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão; Giáo viên ký hợp đồng 111 có được tăng lương?...

Gia cố nhiều điểm xung yếu dọc sông Lô

Việt Bắc |

Trong khi vị trí vỡ đê tại Tuyên Quang đang chờ được khắc phục, nhiều vị trí xung yếu khác dọc sông Lô đoạn qua Phú Thọ cũng khẩn trương được gia cố.