Hôm nay, Chính phủ trình 44 chính sách đặc thù cho TP Hồ Chí Minh

PHẠM ĐÔNG |

Chính phủ trình Quốc hội 4 nhóm gồm 44 chính sách đặc thù phát triển TP Hồ Chí Minh, dự kiến sẽ được Quốc hội quyết định thông qua tại kì họp 5.

Tiếp tục kì họp thứ 5, sáng nay (26.5), Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày tờ trình về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Hồ Chí Minh (TPHCM).

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM.

Trong báo cáo mới đây, Chính phủ cho hay, việc xây dựng dự thảo Nghị quyết đã có đủ căn cứ chính trị theo Nghị quyết 31 ngày 30.12.2022 của Bộ Chính trị về phát triển TPHCM đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Cùng với đó, tại Nghị quyết 76 ngày 15.11.2022, Quốc hội đã giao Chính phủ nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM, trình Quốc hội xem xét, thông qua nghị quyết thay thế Nghị quyết 54 trong thời gian sớm nhất.

Về mục tiêu, Chính phủ cho biết, Nghị quyết nhằm xây dựng các cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội nhằm tạo cơ sở pháp lý để phát huy tiềm năng, lợi thế, tạo đột phá, giải quyết các điểm nghẽn về phát triển kinh tế - xã hội của TPHCM, góp phần xây dựng và phát triển TPHCM như mục tiêu đã đặt ra tại các Nghị quyết của Bộ Chính trị và Quốc hội nêu trên.

Chính phủ cho biết, dự thảo nghị quyết có 44 chính sách đặc thù. Xét về tính mới và kế thừa, dự thảo Nghị quyết gồm 4 nhóm cơ chế, chính sách.

Nhóm 1 có 7 cơ chế chính sách được kế thừa từ Nghị quyết số 54. Trong đó có cơ chế, thành phố được sử dụng nguồn thực hiện cải cách tiền lương còn dư của ngân sách thành phố để đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách và chi thu nhập tăng thêm.

HĐND thành phố quyết định bố trí ngân sách để chi thu nhập bình quân tăng thêm với mức không quá 1,8 lần mức lương ngạch bậc, chức vụ; bảo đảm không vượt mức tối đa 0,8 lần quỹ lương cơ bản theo quy định Nghị quyết số 27/2018 của Ban Chấp hành Trung ương.

Nhóm 2 có 4 cơ chế, chính sách được quy định tại các Nghị quyết đặc thù của những địa phương khác.

Trong đó, quy định thành phố chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa dưới 500 ha phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; phân cấp thành phố phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung xây dựng khu chức năng, điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung đô thị, điều chỉnh cục bộ quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật.

Nhóm 3 có 6 cơ chế, chính sách được quy định tại các dự thảo Luật đang trình Quốc hội cho ý kiến.

Trong đó, dự thảo nghị quyết đưa ra nhiều cơ chế, chính sách liên quan đến đất đai. Chẳng hạn như thành phố được xây dựng và ban hành hệ số điều chỉnh giá đất phù hợp với tình hình thực tiễn để áp dụng tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất.

Nhóm 4 có 27 cơ chế, chính sách mới, đột phá, có tác động lan tỏa. Trong đó có nhiều cơ chế chính sách liên quan đến tổ chức, bộ máy.

Dự thảo nghị quyết này sẽ được Quốc hội thảo luận tại tổ vào chiều 30.5, thảo luận tại hội trường vào sáng 8.6 và dự kiến biểu quyết thông qua vào sáng 24.6. 

Sáng cùng ngày, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi).

Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi).

Chiều cùng ngày, Quốc hội thảo luận ở hội trường về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 4. Thành viên Chính phủ và các cơ quan, cá nhân có liên quan giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Chính sách đặc thù ở TPHCM phải rõ thời gian, có quản lý và kiểm soát

TIẾN NGUYỄN |

Về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Hồ Chí Minh, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, đã thí điểm sẽ khác với luật định ở chỗ phải có không gian, thời gian, địa điểm cụ thể, thử nghiệm phải có kiểm soát và có quản lý.

Tránh nhiều về số lượng nhưng ít sức nặng trong chính sách đặc thù TPHCM

PHẠM ĐÔNG |

"Xét về số lượng chính sách là tương đối rộng. Do vậy, đề nghị có sự lựa chọn, có trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải để bảo đảm chính sách thực sự có thể đi vào cuộc sống", Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Vũ Thị Lưu Mai lưu ý.

Chính sách đặc thù cho TPHCM cần mang tính đột phá, khắc phục sức ỳ

PHẠM ĐÔNG |

Các thành viên Đảng đoàn Quốc hội đề nghị cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Hồ Chí Minh cần mang tính đột phá mạnh mẽ, vượt trội; góp phần tháo gỡ kịp thời những vướng mắc, các điểm nghẽn, khắc phục sức ỳ trong phát triển thời gian qua.

Bên trong Cung Thiếu nhi hiện đại bậc nhất Hà Nội

Tùng Giang |

Cung Thiếu nhi Hà Nội là một trong những công trình lớn, hiện đại và được khánh thành chào mừng kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô.

Nhà bị sập, cuốn trôi do bão, lũ lụt gây ra có được hỗ trợ?

NHÓM PV |

Người dân bị ảnh hưởng bởi bão, lũ sẽ được hưởng những khoản hỗ trợ nào từ Nhà nước theo quy định của pháp luật hiện hành?

Nước mắt ngày chia tay chiến sĩ bộ đội tại vùng lũ Yên Bái

Trần Bùi |

Sáng 22.9, người dân Yên Bái đổ ra đường, bịn rịn tiễn đoàn Bộ đội Cụ Hồ hoàn thành nhiệm vụ hỗ trợ bà con vùng lũ.

Đại gia Đức An bị yêu cầu trả hơn 31 tỉ cho cựu siêu mẫu

Anh Tú |

Cục Thi hành án dân sự TPHCM vừa có thông báo về thi hành án gửi cho ông Nguyễn Đức An, yêu cầu thanh toán cho cựu siêu mẫu Ngọc Thúy (vợ cũ) hơn 31 tỉ đồng.

Đến Huế ngắm vẻ đẹp kỳ vĩ đầm phá lớn nhất Đông Nam Á

PHÚC ĐẠT - NGUYỄN PHONG |

HUẾ - Cảnh vật nơi phá Tam Giang được ví như một kiệt tác nghệ thuật có một không hai, khiến bất kì ai cũng phải đắm say mỗi lần ghé thăm khi đến Huế.