Khai phá dư địa hợp tác giữa Việt Nam và Trung Đông - Châu Phi

Ngọc Vân |

Trung Đông - Châu Phi là thị trường có nhiều tiềm năng về kinh tế, tài chính và thương mại, trong đó tiềm năng và dư địa hợp tác giữa Việt Nam và khu vực còn rất lớn.

Sáng 20.12, Bộ Ngoại giao chủ trì tổ chức Hội nghị tổng kết giữa kỳ việc thực hiện Đề án “Phát triển quan hệ giữa Việt Nam và các nước khu vực Trung Đông - Châu Phi giai đoạn 2016 - 2025” theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.

Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Hiệu khẳng định, Việt Nam luôn coi trọng việc tăng cường quan hệ hợp tác, hữu nghị với khu vực Trung Đông - Châu Phi và nhấn mạnh quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và các nước Trung Đông - Châu Phi trong 5 năm qua ngày càng phát triển. Hợp tác chính trị, đối ngoại đã tạo nền tảng vững chắc góp phần thúc đẩy hợp tác nhiều mặt về kinh tế, đầu tư, thương mại, khoa học… giữa Việt Nam và khu vực có những bước tiến tích cực.

Ảnh: BNG
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: BNG

Tại hội nghị, các đại biểu cũng nhấn mạnh, Trung Đông - Châu Phi là thị trường có nhiều tiềm năng về kinh tế, tài chính và thương mại, trong đó tiềm năng và dư địa hợp tác giữa Việt Nam và khu vực còn rất lớn. Việt Nam có quan hệ hữu nghị và ngoại giao tốt đẹp với tất cả các nước khu vực, luôn được các nước đánh giá cao.

Việt Nam là điểm sáng về tăng trưởng kinh tế được nhiều nước khu vực tin tưởng, coi trọng và muốn hợp tác chặt chẽ hơn nữa trong thời gian tới. Nhiều nước khu vực đang đẩy mạnh chính sách hướng Đông, coi trọng quan hệ với Việt Nam; doanh nghiệp Việt Nam đã chủ động hơn trong nghiên cứu, mở rộng thị trường sang các nước Trung Đông - Châu Phi để tìm kiếm đối tác, thiết lập quan hệ.

Các đại biểu đều đánh giá hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và các nước Trung Đông - Châu Phi không ngừng được mở rộng và phát triển trong 5 năm qua, kể cả trong bối cảnh đại dịch COVID-19 từ năm 2020 đến nay có tác động mạnh tới hợp tác nhiều mặt giữa ta và khu vực.

Hợp tác kinh tế và đầu tư giữa Việt Nam và khu vực đạt nhiều tiến triển tích cực với kim ngạch thương mại song phương tăng gần 1,4 lần trong 5 năm qua. Hoạt động đầu tư diễn ra khá sôi động ở cả 2 chiều, cả về đầu tư trực tiếp/gián tiếp. Nhiều quỹ phát triển của khu vực, chủ yếu tại vùng Vịnh, đã cung cấp ODA cho các dự án cơ sở hạ tầng, xóa đói giảm nghèo tại các vùng sâu, vùng xa của Việt Nam.

Bên cạnh đó, hoạt động trao đổi văn hóa, giao lưu nhân dân đang được mở rộng thông qua những ngày văn hóa Việt Nam tại các nước, triển lãm ảnh, sách giới thiệu về văn hóa, đất nước, con người Việt Nam… Hoạt động gìn giữ hòa bình của Việt Nam tại các phái bộ Liên Hợp Quốc được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao. Nhiều chuyên gia, người lao động Việt Nam đã có những đóng góp hiệu quả vào sự phát triển của các nước khu vực…

Các đại biểu dự hội nghị. Ảnh: BNG
Các đại biểu dự hội nghị. Ảnh: BNG

Đặc biệt, trong bối cảnh COVID-19, ngoại giao y tế cũng trở thành điểm sáng trong hợp tác giữa Việt Nam và các nước khu vực. Chính phủ, doanh nghiệp ta đã tích cực hỗ trợ khẩu trang, vật tư y tế cho nhiều bạn bè truyền thống khu vực. Nhiều nước Trung Đông cũng đã hỗ trợ Việt Nam vaccine và nhiều trang thiết bị y tế.

Tuy nhiên, những kết quả trên vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và nhu cầu hợp tác của hai bên, nhất là về thương mại, đầu tư, công nghệ, du lịch... chủ yếu là do khoảng cách xa xôi về địa lý; tình hình bất ổn chính trị nội bộ một số nước khu vực; các thông tin về khu vực, các khuôn khổ, chính sách cho hợp tác còn thiếu hoặc chưa theo kịp yêu cầu phát triển; việc khai mở các lĩnh vực, thị trường mới như các sản phẩm và dịch vụ theo tiêu chuẩn Hồi giáo Halal còn hạn chế; đại dịch COVID-19 đã làm cho nhiều hoạt động giao lưu bị gián đoạn, chuỗi cung ứng bị đứt gãy… Cùng với đó, mức độ quan tâm của một số địa phương, doanh nghiệp Việt Nam đến khu vực chưa như kỳ vọng đã tạo nên rào cản cho việc thúc đẩy hợp tác.

Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Hiệu nhấn mạnh, trong thời gian tới, với tinh thần ngoại giao phục vụ kinh tế và phát triển, Bộ Ngoại giao sẽ tích cực phối hợp với các bộ, ban, ngành trong hỗ trợ và đồng hành cùng địa phương và doanh nghiệp nhằm đổi mới, sáng tạo để nâng cao hiệu quả hợp tác thực chất và toàn diện trong quan hệ Việt Nam với các nước khu vực Trung Đông - Châu Phi, góp phần huy động tối đa các nguồn lực phục vụ sự phát triển đất nước bền vững.

Ngọc Vân
TIN LIÊN QUAN

Canada dỡ bỏ lệnh cấm đi lại từ các quốc gia Châu Phi

Anh Vũ |

Canada thông báo dỡ bỏ lệnh cấm đối với du khách từ 10 quốc gia Châu Phi, đồng thời đặt ra các yêu cầu xét nghiệm trước khi nhập cảnh.

Australia áp dụng lệnh cách ly với du khách về từ Châu Phi

Anh Vũ |

Trước nguy cơ lây lan mới từ biến thể hiện đang bùng phát tại Châu Phi, Australia liền áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt để phòng vệ.

Thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam và các nước Châu Phi-Trung Đông hậu COVID-19

Bích Hà |

Chiều 11.11, Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông (IAMES), thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (VASS) tổ chức Hội thảo quốc tế Thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam với các nước Châu Phi và Trung Đông hậu COVID-19.

Chủ tàu du lịch Hạ Long lao đao sau bão Yagi

Đoàn Hưng |

Quảng Ninh - Mặc dù hoạt động du lịch đã phục hồi sau bão Yagi, nhưng những chủ tàu du lịch TP Hạ Long bị chìm đắm vẫn gặp rất nhiều khó khăn.

Giao công an xác minh việc "hôi của" trên cao tốc ở Phú Thọ

Tô Công |

Phú Thọ - UBND huyện Cẩm Khê giao Công an và chính quyền xã Minh Tân xác minh, làm rõ thông tin "hôi của" trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai.

Nam Định có tân Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo

Lương Hà |

Nam Định - Chiều ngày 30.9, Sở GDĐT tỉnh Nam Định tổ chức hội nghị công bố quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh bổ nhiệm Giám đốc Sở GDĐT.

Xe cứu thương cháy rụi trên đường đưa bệnh nhân chuyển viện

Hoài Phương |

Bình Định - Trung chuyển bệnh nhân từ Phú Yên ra Bình Định, chiếc xe cứu thương bất ngờ cháy rụi trên đường.

Thanh Hóa khởi tố, bắt tạm giam 5 cán bộ huyện Quảng Xương

Trần Lâm |

THANH HÓA - Công an tỉnh đã bắt tạm giam 5 bị can “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi hành công vụ", trong đó có nguyên Chủ tịch huyện.