Khó tránh "vừa đá bóng, vừa thổi còi" khi hợp nhất 3 văn phòng cấp tỉnh

Vương Trần |

Việc thí điểm hợp nhất 3 văn phòng cấp tỉnh là các Văn phòng: Đoàn Đại biểu Quốc hội, Hội đồng Nhân dân và Uỷ ban Nhân dân thời gian qua bộc lộ nhiều khó khăn, vướng mắc.

Việc hợp nhất còn mang tính cơ học, chỉ giảm đầu mối người đứng đầu

Chiều 1.6, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến vào Báo cáo Tổng kết thực hiện Nghị quyết số 580/2018/UBTVQH14 ngày 4.10.2018 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thí điểm hợp nhất Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH), Văn phòng Hội đồng Nhân dân (HĐND) và Văn phòng Ủy ban Nhân dân (UBND) cấp tỉnh.

Trong tổng số 12 địa phương tổ chức triển khai thì có 11 địa phương thực hiện thí điểm hợp nhất 3 văn phòng thành Văn phòng chung, riêng TP.Hồ Chí Minh thí điểm hợp nhất Văn phòng Đoàn ĐBQH với Văn phòng HĐND thành Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND.

Theo Chính phủ, ưu điểm của phương án thí điểm hợp nhất 3 văn phòng là giảm tối đa đầu mối tổ chức văn phòng, số lượng tổ chức bên trong của văn phòng, số lượng lãnh đạo quản lý. Kinh phí hoạt động và cơ sở vật chất, điều kiện, phương tiện làm việc của văn phòng được tập trung một đầu mối quản lý.

Tuy nhiên, Chính phủ cũng chỉ rõ còn tồn tại một số khó khăn, vướng mắc như: Văn phòng chung thực hiện chức năng tham mưu, phục vụ nhiều đối tượng khác nhau với ba chủ thể cấp trên trực tiếp chỉ đạo nên khó đảm bảo tính khách quan trong hoạt động tham mưu đối với công tác quản lý nhà nước của UBND, công tác giám sát của HĐND và Đoàn đại biểu Quốc hội.

“Khó tránh khỏi tình trạng “vừa đá bóng, vừa thổi còi” trong công tác tham mưu, giúp việc đồng thời cho 2 hệ thống cơ quan lập pháp và cơ quan hành pháp” – báo cáo của Chính phủ nêu rõ và cho rằng, việc hợp nhất còn mang tính cơ học, chỉ giảm đầu mối người đứng đầu, chưa giảm được cấp phó và công chức lãnh đạo, quản lý cấp phòng.

Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng. Ảnh Quochoi.vn
Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng. Ảnh Quochoi.vn

Cần đánh giá kỹ lưỡng hiệu quả việc hợp nhất

Trình bày báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, báo cáo của Chính phủ đề cập một số kết quả và hạn chế, bất cập.

Nhưng để có thể nhìn nhận khách quan, chỉ ra được hiệu quả thực sự của việc thí điểm, đề nghị Chính phủ cần đánh giá kỹ hơn, kèm theo các số liệu, dẫn chứng cụ thể về chất lượng, hiệu quả hoạt động của một văn phòng chung khi thực hiện thí điểm trên cơ sở so sánh với hiệu quả hoạt động của 3 văn phòng độc lập trước khi thực hiện thí điểm.

Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho rằng, hợp nhất 3 văn phòng là thực sự khó khăn cho chủ thể phục vụ khác nhau, vì hai cơ quan dân cử thực hiện việc giám sát, ban hành các nghị quyết; cơ quan hành pháp thì tổ chức thực hiện.

“Khi cần chuyên môn hoá, cần sâu thì tách ra, nhưng khi cần giảm biên chế, giảm bộ máy lại nhập vào. Câu chuyện này cứ thay đổi thường xuyên như thế, nhiều khi anh em không chuyên tâm, không yên tâm, cũng gây tốn kém về vật chất” - Tổng Thư ký nêu và đề nghị Chính phủ cần có đánh giá kỹ lưỡng việc này.

Cho ý kiến tại phiên thảo luận, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh cái gì chưa rõ, còn ý kiến khác nhau thì chưa vội sửa luật. Việc thí điểm hợp nhất 3 văn phòng đa số ý kiến cho rằng thực hiện không đạt yêu cầu thì cho về như hiện hành.

Còn vấn đề có nhập Văn phòng Đoàn ĐBQH với Văn phòng HĐND hay không phụ thuộc vào việc xin ý kiến đại biểu để sửa Luật Tổ chức Quốc hội sắp tới.

“Giờ chưa sửa luật thì về như cũ vì giờ tiếp tục thực hiện thì dựa theo cái gì? Sau 1 năm tôi thấy không thành công, hết thí điểm thì trở về như cũ, cái gì chưa rõ thì thảo luận tiếp” – bà Nguyễn Thị Kim Ngân nêu quan điểm.

Kết luận phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nhấn mạnh Ban Cán sự Đảng Chính phủ hoàn thiện báo cáo để trình Trung ương, Bộ Chính trị về kết quả thực hiện thí điểm theo tinh thần Nghị quyết 18.

Vương Trần
TIN LIÊN QUAN

Trình Quốc hội xem xét chuyển 3 dự án Cao tốc Bắc - Nam sang đầu tư công

Ái Vân |

Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thống nhất trình Quốc hội xem xét chuyển 3 dự án cao tốc Bắc-Nam từ đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) sang đầu tư công.

Thường vụ Quốc hội xem xét một số cơ chế, chính sách đặc thù với TP.Hà Nội

Vương Trần |

Sáng nay (1.6), tại Phiên họp thứ 45 (đợt 2), Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UVTVQH) xem xét, cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách tài chính-ngân sách đặc thù đối với Thành phố Hà Nội.

Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về công tác nhân sự trình tại Kỳ họp 9

VƯƠNG TRẦN |

Theo dự kiến chương trình, vào chiều mai (1.6), Uỷ ban Thường vụ Quốc hội còn cho ý kiến về công tác nhân sự chuẩn bị trình Quốc hội.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.