Kỳ họp QH thứ 4: Sửa Luật Đất đai khó nhất, nhưng cũng được trông đợi nhất

PHẠM ĐÔNG |

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá - Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh, sửa Luật Đất đai là khó nhất, nhưng cũng được trông đợi nhất, cần huy động sự tham gia rộng rãi của chuyên gia, các lực lượng khác trong xã hội.

Sáng 12.7, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổng kết kỳ họp thứ 3 và cho ý kiến bước đầu về công tác chuẩn bị kỳ họp thứ 4 của Quốc hội.

Nhấn mạnh công tác lập pháp là trọng tâm của kỳ họp tới, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ lưu ý trong 7 dự án luật được cho ý kiến lần đầu có dự án luật rất quan trọng là Luật Đất đai sửa đổi.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ điều hành nội dung làm việc.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ điều hành nội dung làm việc.

Cũng nhắc đến dự án luật này, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho rằng, cần phát huy bài học kinh nghiệm là cơ quan trình và cơ quan thẩm tra cùng vào cuộc chuẩn bị từ sớm để đạt chất lượng cao nhất.

Bà Lê Thị Nga lưu ý, kỳ họp thứ 4 diễn ra vào cuối năm, công việc rất nhiều và có những dự án luật rất khó. Do đó, bài học cùng nhau chuẩn bị và chuẩn bị từ rất sớm cần phát huy, để dự trù các vấn đề, đưa ra Quốc hội các ký kiến tập trung để công tác tiến hành kỳ họp được thuận lợi.

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga.
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga.

Còn theo Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá - Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh, sửa Luật Đất đai là khó nhất, nhưng cũng được trông đợi nhất, cần huy động sự tham gia rộng rãi của chuyên gia, các lực lượng khác trong xã hội.

“Luật Đất đai là dự án khó nhất, quan trọng nhất và được trông đợi nhất. Quốc hội thông qua luật này có chất lượng là đóng góp quan trọng với đất nước", ông Vinh nhấn mạnh.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế, cơ quan chủ trì thẩm tra dự án Luật Đất đai (sửa đổi) Vũ Hồng Thanh cho biết, đến giờ này, cũng chưa nhìn thấy dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Dự kiến phiên họp tháng 9.2022, Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới cho ý kiến dự thảo luật này, nên ông Thanh cho rằng, cuối tháng 9.2022 mới có thể xin ý kiến hội nghị đại biểu chuyên trách, chứ không thể xin ý kiến vào đầu tháng 9.2022 như dự kiến.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh.

Phát biểu kết luận, Chủ tịch Quốc hội lưu ý các các cơ quan của Quốc hội cần khởi động ngay việc chuẩn bị các nội dung kỳ họp thứ tư. Cần tổ chức rất nhiều tọa đàm, hội thảo về các dự án luật sẽ trình Quốc hội, nhất là với các luật rất khó như Luật Đất đai (sửa đổi).

Sau nhiều lần miễn cưỡng cho lùi cho hoãn, tại kỳ họp thứ 3 vừa qua, Quốc hội quyết định điều chỉnh thời gian trình đối với Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) từ chương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ 3 (tháng 5.2022) sang cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4 (tháng 10.2022) và kỳ họp thứ 5 (tháng 5.2023), thông qua tại kỳ họp thứ 6 (tháng 10.2023).

Toàn cảnh phiên họp.
Toàn cảnh phiên họp.

Quốc hội cũng đề nghị Chính phủ chỉ đạo các cơ quan tập trung nghiên cứu, sớm hoàn thiện hồ sơ dự án Luật Đất đai (sửa đổi) trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến theo đúng tiến độ.

Trường hợp dự án được chuẩn bị tốt, ý kiến đại biểu Quốc hội đồng thuận cao, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ trình Quốc hội xem xét đẩy nhanh hơn tiến độ thông qua Luật, có nghĩa là đạo luật quan trọng này có thể được thông qua vào giữa năm 2023.

Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, dự kiến Quốc hội làm việc 22 ngày; họp phiên trù bị và khai mạc vào ngày 20.10.2022 và dự kiến bế mạc vào ngày 18.11.2022.

Theo đó, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 6 dự án luật, 1 dự thảo nghị quyết; cho ý kiến 7 dự án luật, trong đó có dự án Luật Đất đai (sửa đổi).

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Dự kiến kỳ họp thứ 4 của Quốc hội sẽ thông qua 6 luật, 1 dự thảo nghị quyết

PHẠM ĐÔNG |

Dự kiến trong kỳ họp thứ 4, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 6 dự án luật, 1 dự thảo nghị quyết; cho ý kiến 7 dự án luật. Cũng tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ bàn thảo các vấn đề kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước, giám sát và các vấn đề quan trọng khác.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến bước đầu về kỳ họp thứ 4

PHẠM ĐÔNG |

Tại phiên họp thứ 13, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến bước đầu về kỳ họp thứ 4 dự kiến khai mạc vào tháng 10. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ, đây là kỳ họp có nhiều nội dung quan trọng mà trọng tâm là công tác lập pháp, cho ý kiến về nhiều dự án luật.

Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến sửa đổi phân định miền núi, vùng cao

PHẠM ĐÔNG |

Tại phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện việc phân định miền núi, vùng cao và đề xuất sửa đổi các quy định pháp luật có liên quan.

Kê biên khối bất động sản khủng của bà chủ Xuyên Việt Oil

Việt Dũng |

Mai Thị Hồng Hạnh - bà chủ Công ty Xuyên Việt Oil - bị cáo buộc gây thiệt hại hơn 1.400 tỉ đồng nên cơ quan chức năng đã kê biên hàng chục bất động sản.

Cấp dưới Trương Mỹ Lan khai: Không ngờ hậu quả quá lớn

Tú Tâm |

TPHCM - Tại phiên xử Trương Mỹ Lan giai đoạn 2, trong phần thẩm vấn, nhiều cấp dưới thừa nhận hành vi như cáo trạng truy tố.

Sắp triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương

Xuyên Đông |

Ngày 20.9, Bộ Giao thông Vận tải cho biết, sẽ triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương trong năm 2025.

Lào Cai phạt quán ăn tăng giá bất thường mùa mưa lũ

Đinh Đại |

Lực lượng chức năng tỉnh Lào Cai đã tiến hành lập biên bản và xử phạt cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại huyện Bảo Thắng.

Trường sạt lở nghiêm trọng, hàng trăm học sinh Thanh Hóa nghỉ học

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Do ảnh hưởng của mưa bão, một trường học đang xây dựng thì bị sạt lở nghiêm trọng. Ngay sau đó, ngành chức năng đã cho toàn bộ học sinh nghỉ học.