Ngoại giao Hồ Chí Minh trong mốc son lịch sử của dân tộc

Thanh Hà (ghi) |

Hoạt động ngoại giao của Chủ tịch Hồ Chí Minh có vai trò vô cùng quan trọng với sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất và bảo vệ Tổ quốc. GS-TS Vũ Dương Huân - nguyên Giám đốc Học viện Ngoại giao, nguyên Trưởng ban Nghiên cứu lịch sử, Bộ Ngoại giao đã chia sẻ với báo giới về những di sản quý từ hoạt động ngoại giao phong phú, đa dạng của Người.

Xin ông cho biết những đóng góp của Chủ tịch Hồ Chí Minh cho ngoại giao Việt Nam?

- Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là người sáng lập ra ngành Ngoại giao Việt Nam. Trong gần 60 năm hoạt động cách mạng, Bác để lại tư tưởng, phương pháp phong cách nghệ thuật ngoại giao. Đó chính là di sản quý, mang cả ý nghĩa dân tộc và quốc tế hội tụ, để cho các thế hệ ngoại giao sau này noi theo.

Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh là lấy lợi ích quốc gia, dân tộc là trên hết. Đặc biệt, “dĩ bất biến ứng vạn biến” là phương cách vô cùng hay và lúc nào chúng ta cũng vận dụng. Bác cũng nhắc nhở rằng, muốn làm ngoại giao thì phải có thực lực - thực lực chính là sức mạnh tổng hợp quốc gia ở trong nước - đồng thời, phải coi trọng các nước láng giềng, phải phối hợp quân sự, chính trị, ngoại giao. Nghệ thuật ngoại giao của Chủ tịch Hồ Chí Minh là kim chỉ nam cho đường lối đối ngoại, chính sách đối ngoại của Việt Nam
Ngày 2.9.1945, Bác Hồ đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Bản Tuyên ngôn Độc lập có ý nghĩa như thế nào với những chính sách, chiến lược đối ngoại của Việt Nam sau này, thưa ông?

- Bản Tuyên ngôn Độc lập đã khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Sự nhanh nhạy của Bác Hồ ở chỗ, khi nắm được nghị quyết của hội nghị Potsdam cử lực lượng vào Việt Nam giải giáp quân đội Nhật, từ lán Nà Lừa (Tân Trào - Tuyên Quang), Bác quyết định phải về nhanh để thành lập chính phủ, nhằm làm chủ đón trước chứ không để có khoảng trống quyền lực.

Do đó, Bác Hồ ra chỉ thị rất nhanh. Ngày 25.8, Bác Hồ về tới Hà Nội. Ngay ngày 26.8, Bác Hồ cho rằng cần có tuyên bố để ra mắt chính phủ. Bác thay đổi cách tiếp cận của thế hệ xưa và cho rằng cần có bản tuyên bố ra đời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, để quốc dân, quốc tế biết.

Trong 4 ngày, từ 26-29.8, Bác Hồ soạn xong bản Tuyên ngôn Độc lập. Đây là bản Tuyên ngôn Độc lập thứ 3 của Việt Nam, sau tuyên ngôn độc lập của Lý Thường Kiệt và “Bình Ngô đại cáo” sau chiến thắng chống quân Minh.

Đây là bản Tuyên ngôn Độc lập có ý nghĩa vô cùng to lớn với nhân dân và cách mạng Việt Nam. Tuyên ngôn Độc lập ngày 2.9.1945 khẳng định, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mới đã ra đời, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có quan hệ bình đẳng với tất cả các nước trên thế giới, đồng thời mong rằng các nước trên thế giới công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia mới.

Tuyên ngôn Độc lập ngày 2.9.1945 trở thành nền tảng cho nước Việt Nam sau này. Không có tuyên bố thành lập nước thì đâu thành chủ thể trong quan hệ quốc tế được. Do đó, bản tuyên ngôn có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, có giá trị cho dân tộc Việt Nam, có giá trị quốc tế và giá trị trong mọi thời đại.

Quá trình đưa ra và thực thi đường lối ngoại giao của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngay sau khi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời có những câu chuyện nào đáng chú ý, thưa ông?

- Đồng thời với tuyên bố nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiến hành loạt biện pháp để thế giới công nhận. Củng cố “thế” này là cực kỳ quan trọng để sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chính danh, không “đơn thương độc mã”, được thế giới tạo điều kiện giúp đỡ, ủng hộ.

Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng tiến hành các biện pháp đối nội nhưng mang cả tác dụng về đối ngoại. Ví dụ, khi về Hà Nội, Bác đổi Ủy ban giải phóng thành Chính phủ và mở rộng thành phần Chính phủ cho các lực lượng khác tham gia. Điều này giá trị ở chỗ khẳng định Chính phủ đại diện cho rộng rãi nhân dân Việt Nam…

Khi Chính phủ ra đời cần phải có đường lối chính sách hoàn chỉnh. Do vậy, ngay ngày 3.10.1945, đích thân Bác Hồ soạn thông cáo của chính phủ lâm thời về chính sách đối ngoại của Việt Nam trong thời kỳ đó. Thông cáo nêu những đường hướng cơ bản về đối ngoại của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong quan hệ với các nước đồng minh, với các nước Đông Dương... Tuyên bố ngày 3.10.1945 về chính sách đối ngoại Việt Nam đã hình thành nền tảng phương pháp, phong cách, nguyên lý, nguyên tắc của chính sách đối ngoại Việt Nam, góp phần thành chính sách đối ngoại rộng mở sau này.

- Xin cảm ơn ông!

Thanh Hà (ghi)
TIN LIÊN QUAN

Ngoại giao kinh tế mở đường cho các doanh nghiệp Việt Nam

Thanh Hà |

Bàn về vai trò của ngoại giao trong thúc đẩy kinh tế, Tiến sĩ Nguyễn Đức Kiên - Tổ trưởng Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ chỉ ra, kinh nghiệm của Nhật Bản, Hàn Quốc cho thấy, “ngoại giao mở đường cho doanh nghiệp” và đây là những quốc gia thành công trong “kinh tế là bệ đỡ cho ngoại giao phát triển”.

Để "tiếng chiêng" ngoại giao Việt Nam mạnh mẽ, vang xa

Thanh Hà - Tạ Quang |

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mong muốn ngành ngoại giao làm tốt "5 nhiệm vụ chính trị" để "tiếng chiêng" ngoại giao Việt Nam mạnh mẽ, vang xa.

Ngoại giao Việt Nam: 75 năm đồng hành cùng dân tộc

Phạm Bình Minh - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao |

Bài viết của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nhân dịp kỷ niệm 75 năm thành lập ngành Ngoại giao Việt Nam.

Ngoại giao Việt Nam trưởng thành vượt bậc trong 75 năm qua

Thanh Hà |

Trong suốt 75 năm qua, ngành ngoại giao Việt Nam đã luôn đồng hành cùng dân tộc, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân và có những bước trưởng thành vượt bậc, đạt được nhiều thành tựu to lớn.

Sắp triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương

Xuyên Đông |

Ngày 20.9, Bộ Giao thông Vận tải cho biết, sẽ triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương trong năm 2025.

Nguyện vọng của trái chủ trong vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2

NHÓM PV |

TPHCM - Nhiều bị hại liên quan đến sai phạm xảy ra ở Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn đã có mặt tại TAND TPHCM để theo dõi phiên xét xử.

Mưa ngập, hơn 11.000 học sinh vùng trũng ở Hà Tĩnh nghỉ học

TRẦN TUẤN |

Sáng 20.9, tại huyện Hương Khê và Hương Sơn (Hà Tĩnh) xảy ra mưa lớn, ngập cục bộ nên hơn 11.000 học sinh ở khu vực trũng thấp được cho nghỉ học.

Giá vàng hôm nay 20.9: Vàng nhẫn tăng sốc

Khương Duy |

Giá vàng hôm nay 20.9 tăng mạnh ở thị trường trong nước và thế giới. Giá vàng nhẫn tròn trơn 9999 sáng nay sắp bằng giá vàng miếng SJC.