Nhiệm kỳ Chủ tịch Nước, Chính phủ để lại dấu ấn về sự năng động, quyết liệt, sáng tạo

Phạm Đông |

Theo các đại biểu Quốc hội, trong nhiệm kỳ 2016-2021, Chủ tịch Nước, Chính phủ đã để lại nhiều dấu ấn về sự năng động, quyết liệt, sáng tạo. Sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch Nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã góp phần duy trì tốc độ phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh, quốc phòng và sự ổn định xã hội của đất nước.

Nhiều dấu ấn của nhiệm kỳ Chủ tịch Nước

Theo báo cáo tổng kết công tác vừa gửi tới Quốc hội, trong nhiệm kỳ 2016-2021, trên cương vị Chủ tịch Nước, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh, Thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân, Trưởng ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương và là đại biểu Quốc hội khóa XIV, Chủ tịch Nước đã thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

Nhìn lại nhiệm kỳ 2016 - 2021 của Chủ tịch Nước, đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hoà - Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội - đánh giá cao sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch Nước. Nhiệm kỳ qua, công tác giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa, xã hội, y tế có bước phát triển. An sinh xã hội được bảo đảm, phúc lợi xã hội và đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện. Bên cạnh đó, tiềm lực quốc phòng của nước ta cũng được tăng cường mạnh mẽ. Là người thống lĩnh lực lượng vũ trang, Chủ tịch Nước đã thăm các đơn vị quân đội, chăm lo chiến lược, tiềm lực quốc phòng, động viên lực lượng vũ trang làm tốt nhiệm vụ, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Bên cạnh đó, quan hệ đối ngoại, hợp tác, hội nhập quốc tế thu được những kết quả nổi bật, vị thế Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng lên. Cụ thể, Chủ tịch Nước trên cương vị là người đứng đầu nhà nước, thay mặt nhà nước về công tác đối ngoại đã triển khai tích cực và có hiệu quả chương trình công tác đối ngoại, góp phần thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và toàn diện của nước ta. Theo ông Hoà, những thành quả thu lại được trong công tác đối ngoại đã đẩy mạnh và làm sâu sắc thêm quan hệ giữa nước ta với các nước láng giềng, khu vực và mở ra quan hệ với các đối tác tiềm năng...

Đặc biệt, với vai trò là đại biểu Quốc hội, Chủ tịch Nước đã tham gia các kỳ họp của Quốc hội, các buổi tiếp xúc cử tri, tiếp xúc chuyên đề để kịp thời giải đáp nhiều ý, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của cử tri. Thông qua đó đã có ý kiến chỉ đạo các cơ quan chức năng xem xét, giải quyết ý kiến phản ánh, kiến nghị của cử tri với Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan có liên quan.

Một nhiệm kỳ rất thành công của Chính phủ

Nói về kết quả công tác của Chính phủ nhiệm kỳ 2016 - 2021, ông Phạm Văn Hoà cho biết, Chính phủ đã góp phần duy trì tốc độ phát triển kinh tế và sự ổn định xã hội. Tiếp đà phát triển của đất nước ở giai đoạn trước, trong nhiệm kỳ vừa qua, kinh tế - xã hội nước ta đạt được những kết quả khả quan. Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, tăng trưởng kinh tế tiếp tục đà phục hồi; môi trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện. Trong đó nổi bật là Việt Nam đã duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế trong nhiều năm. Việt Nam thoát khỏi nhóm nước nghèo, tâm thế đất nước được nâng cao trên trường quốc tế.

“Trong nhiệm kỳ này, Chính phủ đã có sự cân bằng tốt, không nặng về kinh tế, nhẹ về xã hội, văn hoá. Do đó, dù có gặp nhiều khó khăn phức tạp nhưng nước ta đã có chuyển biến mạnh mẽ, vững vàng, gặt hái được nhiều thành công. Dù khiêm tốn nhưng người dân Việt Nam ai cũng thấy tự hào và đánh giá đây là một nhiệm kỳ rất thành công” - ông Hoà bày tỏ.

Còn theo PGS-TS Bùi Thị An - Viện trưởng Viện Tài nguyên Môi trường và phát triển cộng đồng - ngay từ đầu nhiệm kỳ Chính phủ đã có một quyết tâm rất lớn, thể hiện một lời hứa trước nhân dân rất mạnh mẽ là Chính phủ liêm chính, kiến tạo, vì dân và doanh nghiệp, hướng tới mục tiêu phát triển. Việt Nam đã từng bước nâng cao nội lực của nền kinh tế, đặc biệt, chúng ta đã liên tục đạt được sự tăng trưởng trong thời gian qua. Vì Sau những nỗ lực, Việt Nam đã có một nền kinh tế thị trường, hội nhập sâu rộng với thế giới.

Dẫn chứng về điều này, bà An cho biết, nền kinh tế của nước ta rất ổn định, thử thách của đại dịch COVID-19 vừa qua đã cho thấy sự phát triển tốt sau dịch bệnh. Việt Nam đã tạo ra một nền tảng cho nền kinh tế vĩ mô ổn định. Điều này hướng tới quy mô lớn, là tiền đề cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Dấu ấn rõ nhất của Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021 là sự năng động, sáng tạo, tích cực, chủ động trong công tác điều hành, quản lý. Điều này tạo nền tảng vững chắc cho giai đoạn tiếp theo. Đây là nhiệm kỳ có sự cải cách mạnh mẽ phương thức làm việc của các cơ quan hành chính nhà nước gắn với đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin. Điều này hướng tới việc xây dựng Chính phủ điện tử, giảm chi phí, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.

Thông qua các con số có thể thấy, đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu rất quan trọng, khá toàn diện với nhiều điểm mới vượt trội và dấu ấn nổi bật. Trong đó, riêng năm 2020 dù gặp nhiều khó khăn do dịch COVID-19 nhưng tăng trưởng nước ta ước đạt 2,91%, là một trong 10 quốc gia tăng trưởng cao nhất thế giới. Còn giai đoạn 2016-2019 tăng trưởng bình quân đạt 6,8%, trong đó năm 2018 và 2019, Chính phủ đều hoàn thành và hoàn thành vượt mức 12/12 chỉ tiêu Quốc hội giao.

Ông Nguyễn Túc, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam nhìn nhận, nhiệm kỳ vừa qua đặt trong bối cảnh trong nước và quốc tế hết sức khó khăn, khủng hoảng kinh tế toàn cầu, khủng bố, chiến tranh ở nhiều nơi, thiên tai, biến đổi khí hậu rất khốc liệt nhưng tình hình của đất nước ta cho đến giờ nhìn chung vẫn ổn định, kinh tế từng bước có phát triển, đời sống nhân dân từng bước được đi lên.

Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

Chủ tịch Nước đã thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, quyền hạn được giao

Theo TTXVN |

Trong nhiệm kỳ 2016-2021, Chủ tịch Nước đã thực hiện hiệu quả nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của Hiến pháp và các nhiệm vụ do Bộ Chính trị, Ban Bí thư phân công, góp phần tích cực cùng toàn Đảng, toàn dân và toàn quân thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các Nghị quyết của Quốc hội khóa XIV.

Cần nhận diện tồn tại, vướng mắc cản trở xây dựng Chính phủ điện tử

THEO CHINHPHU.VN |

Phát biểu khai mạc phiên họp của Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Ủy ban cho biết, việc chỉ số Chính phủ điện tử (CPĐT) của các nước trong khu vực tăng mạnh đồng nghĩa với môi trường đầu tư kinh doanh, năng lực cạnh tranh, đổi mới sáng tạo của các nước này tiếp tục tăng, là đối tượng cạnh tranh với nước ta trên các lĩnh vực.

Chính phủ đạt và vượt 10/12 chỉ tiêu chủ yếu của năm 2020

Đông Giang Liên |

Chiều 2.3, tại Hà Nội, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, Người phát ngôn của Chính phủ, đã chủ trì buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 2.2021.

HLV Kim Sang-sik: Quế Ngọc Hải có nhiều áp lực

Chi Trần |

Huấn luyện viên Kim Sang-sik chia sẻ về màn trình diễn của Quế Ngọc Hải trong trận đấu giữa tuyển Việt Nam và Ấn Độ.

Giờ thứ 9: Gả vợ cho chồng - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Cặp vợ chồng sống cùng nhau nhưng không có tình cảm. Bà vợ luôn ủng hộ chồng tìm được tình yêu mới. Câu chuyện hôn nhân kỳ lạ này sẽ đi về đâu?

Cảnh báo rủi ro ở nhóm trái phiếu bất động sản đáo hạn

Bảo Chương |

Lượng trái phiếu đáo hạn trong quý IV/2024 dự kiến hơn 87,5 nghìn tỉ đồng, trong đó rủi ro cao tập trung ở nhóm trái phiếu bất động sản.

Kỳ vọng chất lượng dịch vụ xe buýt ở Hà Nội tăng theo giá vé

Thanh Huyền |

Từ 1.11.2024, Hà Nội sẽ chính thức điều chỉnh giá vé xe buýt sau 10 năm áp dụng giá vé cũ.

Nam sinh bị bạn đánh trong lớp dẫn đến nhập viện

CÔNG SÁNG |

Quảng Bình - Nam sinh bị 2 bạn cùng Trường THCS và THPT Bắc Sơn đánh dẫn đến nhập viện. Hiện lực lượng chức năng đang vào cuộc điều tra.

Chủ tịch Nước đã thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, quyền hạn được giao

Theo TTXVN |

Trong nhiệm kỳ 2016-2021, Chủ tịch Nước đã thực hiện hiệu quả nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của Hiến pháp và các nhiệm vụ do Bộ Chính trị, Ban Bí thư phân công, góp phần tích cực cùng toàn Đảng, toàn dân và toàn quân thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các Nghị quyết của Quốc hội khóa XIV.

Cần nhận diện tồn tại, vướng mắc cản trở xây dựng Chính phủ điện tử

THEO CHINHPHU.VN |

Phát biểu khai mạc phiên họp của Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Ủy ban cho biết, việc chỉ số Chính phủ điện tử (CPĐT) của các nước trong khu vực tăng mạnh đồng nghĩa với môi trường đầu tư kinh doanh, năng lực cạnh tranh, đổi mới sáng tạo của các nước này tiếp tục tăng, là đối tượng cạnh tranh với nước ta trên các lĩnh vực.

Chính phủ đạt và vượt 10/12 chỉ tiêu chủ yếu của năm 2020

Đông Giang Liên |

Chiều 2.3, tại Hà Nội, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, Người phát ngôn của Chính phủ, đã chủ trì buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 2.2021.