Nhiều kỳ thi trong giáo dục gây lãng phí tiền của nhà nước và nhân dân

PHẠM ĐÔNG |

Việc đánh giá kết quả học sinh chưa thực sự đánh giá theo năng lực và hiệu quả học tập của học sinh; vẫn còn tình trạng tổ chức nhiều kỳ thi gây lãng phí tiền của nhà nước và nhân dân... là thực trạng được nêu ra trong báo cáo của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Học để thi, chịu áp lực thi cử

Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam vừa có báo cáo tình hình nhân dân về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông giai đoạn 2014-2022.

Một trong những nội dung được đề cập đến là đổi mới phương pháp giáo dục; đổi mới đánh giá chất lượng (thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh).

Theo Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, đa số ý kiến cho rằng, cách thi, kiểm tra trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 phát huy được tính sáng tạo của học sinh, không phải theo khuôn mẫu, có tính thực tiễn với đời sống hằng ngày. Hình thức kiểm tra đa dạng, giúp học sinh bớt áp lực trong thi cử.

Người dân cơ bản đồng tình với cách đánh giá theo chương trình mới, không có xếp loại học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu, tạo sự tự tin cho các em, tránh được sự mặc cảm cho các em khi đánh giá xếp loại học kỳ I và cả năm.

Tuy nhiên, vẫn còn một số giáo viên ở một số trường học tổ chức cho học sinh làm việc nhóm nhưng cách làm hình thức, chưa tạo điều kiện để mỗi học sinh trong nhóm hoạt động, tự tạo ra sản phẩm của mình, đóng góp vào kết quả làm việc chung.

Việc đổi mới, đánh giá chất lượng giáo dục một số nơi còn mang nặng hình thức hơn chất lượng gây nhiều áp lực cho học sinh và giáo viên, có thể hình thành tư tưởng làm theo hình thức chứ không chú trọng chất lượng. Việc đánh giá kết quả học sinh chưa thực sự đánh giá theo năng lực và hiệu quả học tập của học sinh; vẫn còn tình trạng tổ chức nhiều kỳ thi gây lãng phí tiền của nhà nước và nhân dân.

"Việc giảng dạy nhiều bộ sách dẫn đến khó khăn trong công tác đánh giá chất lượng qua các kỳ thi chuyển cấp, thi học sinh giỏi", báo cáo nêu rõ.

Ông Nguyễn Túc - Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về Văn hóa - Xã hội, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam nhìn nhận, việc thi cử khiến “bệnh” thành tích trong giáo dục khó chữa.

Theo ông, một trong những điều ám ảnh nhất với học sinh là chuyện thi cử. Ngay từ những năm đầu đi học, học sinh đã bị tâm lý đáp ứng kỳ thi đè nặng. Người lớn, bao gồm cha mẹ và giáo viên, trở thành những người dẫn dắt, định hướng việc “luyện thi”.

Do vậy, việc lạm dụng các kỳ thi, lôi kéo học sinh tham gia nhiều kỳ thi, và dành quá nhiều ưu tiên cho những người đạt kết quả cao có thể tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực. Ngoài ra, việc có quá nhiều kỳ thi cũng trực tiếp gây lãng phí tiền của mà ai cũng có thể nhận thấy.

Như tại hội nghị góp ý kiến về triển khai thực hiện chương trình, sách giáo khoa phổ thông 2018 diễn ra ngày 2.8, PGS.TS Nguyễn Gia Cầu - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển giáo dục - chia sẻ, điều suy nghĩ nhiều nhất trong giáo dục là việc thực học, thực dạy trong đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông 2018 chưa được chú trọng.

Thay vào đó, ông Cầu nêu thực tế "học để thi, mở mắt ra là thi, chịu áp lực thi cử". Theo ông, điều này ảnh hưởng rất lớn đến quá trình dạy và học.

Giải quyết tình trạng vừa thừa, vừa thiếu giáo viên

Cũng trong báo cáo, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đề nghị Chính phủ sớm có giải pháp cơ cấu, sắp xếp đội ngũ giáo viên một cách hợp lý để giải quyết tình trạng vừa thừa, vừa thiếu nhà giáo trong một địa phương, một số cơ sở giáo dục. Thực hiện tinh giản biên chế đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức.

Giải quyết những giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục yếu kém về chuyên môn, nghiệp vụ, về tư tưởng chính trị, đạo đức, hạn chế về sức khỏe, tuổi cao, không còn đủ điều kiện đứng lớp và công tác trong ngành giáo dục theo các chế độ, chính sách hợp lý.

Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo cần kiểm tra, đánh giá kỹ lưỡng chương trình, sách giáo khoa phổ thông trước khi đưa vào giảng dạy để đảm bảo chất lượng và tổ chức đánh giá trong quá trình thực hiện để hướng dẫn điều chỉnh cho phù hợp.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Thiếu giáo viên ở Thanh Hoá: Cần 10.000 nhưng chỉ tiêu tuyển dụng mới…200!

Hoàng Lâm |

Thanh Hóa đang thiếu hơn 10.000 giáo viên ở các cấp học. Thế nhưng cơ hội để trở thành giáo viên ở tỉnh này xem ra vẫn là cánh cửa hẹp.

Trường học "mọc như nấm", cử nhân nhiều vô kể mà vẫn thiếu giáo viên

PHẠM ĐÔNG |

GS.TS Trần Ngọc Đường nhắc đến việc xếp hàng thâu đêm xin học và băn khoăn việc trường học mọc ra như nấm, số cử nhân nhiều vô kể thế mà vẫn còn tình trạng thiếu giáo viên như hiện nay.

Sách giáo khoa không được sử dụng nhiều lần gây lãng phí, thiếu đồng bộ

PHẠM ĐÔNG |

Sáng 2.8, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tổ chức hội nghị góp ý về triển khai thực hiện chương trình sách giáo khoa phổ thông năm 2018.

Thêm âm mưu ám sát ông Donald Trump ở Florida

Thanh Hà |

FBI đang điều tra âm mưu ám sát cựu Tổng thống Donald Trump ngày 15.9 ở Florida, Mỹ.

1 trong 2 áp thấp gần Philippines mạnh lên thành bão

Khánh Minh |

Theo tin bão mới nhất, cả 2 áp thấp gần Philippines đều mạnh lên trong đêm, trong đó 1 áp thấp đã thành bão.

Chuyện sao kê và những giá trị thật - giả ở Facebook

Bình An |

“Cơn bão sao kê” khi quét qua Facebook đã phơi lộ sự đối lập giữa 2 khoảng sáng - tối, giữa sự nhân bản, sẻ chia và những vị kỷ tầm thường.

Hơn 30 trường công bố điểm chuẩn bổ sung

Vân Trang |

Hơn 30 trường đại học đã công bố điểm chuẩn bổ sung năm 2024.

Cập nhật giá vàng sáng 16.9: Vàng nhẫn neo cao, thế giới bứt phá

Khương Duy (T/H) |

Cập nhật giá vàng sáng 16.9: Kim loại quý neo cao ở cả thị trường trong nước và thế giới. Vàng nhẫn tròn trơn trụ vững trên ngưỡng 79,1 triệu đồng/lượng.