Phó Thủ tướng chỉ đạo đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường không khí

THEO CHINHPHU.VN |

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương rà soát, đánh giá kết quả thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường không khí, nhất là ở các đô thị lớn; đề xuất giải pháp tổng thể bảo vệ môi trường không khí.

Xét đề nghị của Bộ Tài nguyên và Môi trường về các giải pháp bảo vệ, cải thiện chất lượng môi trường không khí, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương rà soát, đánh giá kết quả thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường không khí, nhất là ở các đô thị lớn; khẩn trương đánh giá tình hình, kết quả thực hiện các nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 985a/QĐ-TTg ngày 1.6.2016 về Kế hoạch hành động quốc gia quản lý chất lượng không khí đến năm 2020, tầm nhìn đến 2025, đề xuất giải pháp tổng thể bảo vệ môi trường không khí, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15.01.2020.

Bộ Giao thông Vận tải chủ trì, đề xuất mức tiêu chuẩn khí thải đối với xe ô tô phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội từng thời kỳ; tiếp tục nghiên cứu xây dựng chính sách kiểm soát khí thải đối với xe mô tô, xe gắn máy tham gia giao thông tại các thành phố; nghiên cứu, áp dụng các giải pháp nhằm tăng cường kiểm soát khí thải đối với xe ô tô tham gia giao thông; phối hợp với UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thúc đẩy các giải pháp giảm phát thải khí nhà kính, giảm phát thải chất gây ô nhiễm môi trường không khí; chuyển đổi sử dụng nhiên liệu sạch, năng lượng sạch đối với phương tiện giao thông cơ giới; chuyển đổi sử dụng xe cơ giới cá nhân sang sử dụng phương tiện công cộng; chuyển đổi vận tải hàng hóa đường bộ sang vận tải hàng hóa bằng đường sắt, vận tải ven biển.

Phó Thủ tướng giao Bộ Công Thương tăng cường chỉ đạo công tác quản lý sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất công nghiệp và thương mại, đặc biệt trong công tác lập và phê duyệt quy hoạch; tăng cường kiểm soát đối với các dự án, nhà máy phát thải lớn, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao, như: nhiệt điện than, dầu khí, thép, hóa chất và phân bón hóa học, chế biến và khai thác khoáng sản…

Bộ Xây dựng đẩy mạnh việc chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện công tác quản lý vệ sinh lao động, môi trường trong thi công xây dựng công trình; nghiên cứu, sử dụng vật liệu chống ồn tại các công trình xây dựng.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hướng dẫn, kiểm soát các hoạt động xử lý phụ phẩm, sản phẩm thải sau thu hoạch đảm bảo được xử lý an toàn, đúng quy định.

UBND thành phố Hà Nội, UBND thành phố Hồ Chí Minh nghiên cứu, đánh giá toàn diện chất lượng môi trường không khí trên địa bàn; triển khai đồng bộ các giải pháp để hạn chế, giảm thiểu nguồn phát thải gây ô nhiễm môi trường không khí xung quanh, đặc biệt đẩy nhanh việc xây dựng kế hoạch, lộ trình và thực hiện di dời các cơ sở sản xuất, kinh doanh có sử dụng hóa chất độc hại, nguy hiểm, có nguồn phát thải cao ra khỏi khu vực đô thị hoặc khu dân cư tập trung, thực hiện các giải pháp giảm ùn tắc giao thông, lắp đặt bổ sung các trạm quan trắc môi trường, hoàn thiện hệ thống cung cấp thông tin về môi trường để làm cơ sở cảnh báo, khuyến cáo người dân về chất lượng môi trường không khí.

UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục bố trí nguồn lực, tăng cường thực hiện các nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 985a/QĐ-TTg ngày 01.6.2016 về Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý chất lượng không khí đến năm 2020, tầm nhìn đến 2025.

Đồng thời tổ chức thực hiện có hiệu quả pháp luật về bảo vệ môi trường không khí; trong phạm vi thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động ban hành quy định kiểm soát chặt chẽ ngay từ nguồn phát sinh chất thải gây ô nhiễm môi trường không khí, nhất là từ các phương tiện giao thông vận tải, hoạt động của các ngành công nghiệp, xây dựng và hoạt động dân sinh đảm bảo phù hợp với điều kiện của địa phương.

Triển khai các giải pháp cụ thể để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường không khí trên địa bàn, trong đó chú trọng kiểm soát chặt chẽ bụi, khí thải nói riêng, các nguồn thải có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao nói chung từ các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc loại hình sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường; tổ chức thực hiện chính sách phát triển khu công nghiệp sinh thái tại địa phương.

THEO CHINHPHU.VN
TIN LIÊN QUAN

Cho học sinh nghỉ học nếu không khí ô nhiễm tới mức nguy hại

Nguyễn Hà |

Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đề nghị trong những ngày Hà Nội có chất lượng không khí mức nguy hại, UBND thành phố ban hành thông báo tình hình chất lượng không khí tới Sở Giáo dục đào tạo để thông báo các trường mầm non, trường Tiểu học cho các em học sinh nghỉ học.

Chất lượng không khí Hà Nội “rất xấu”, có ngày bụi mịn gấp đôi năm trước

VƯƠNG TRẦN (THỰC HIỆN) |

Qua số liệu quan trắc cho thấy chất lượng không khí tại Hà Nội những ngày gần đây luôn ở ngưỡng “xấu” và “rất xấu”. Nồng độ bụi mịn PM 2.5 có ngày gấp đôi so với cùng kỳ năm trước. Lao Động đã có cuộc trao đổi với ông Mai Trọng Thái – Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội về giải pháp giảm ô nhiễm không khí của Hà Nội.

Infographic: Điểm mặt 12 nguồn chính gây ô nhiễm không khí của Hà Nội

Nhóm Pv |

Chánh Văn phòng UBND thành phố Hà Nội cho biết, tác nhân gây ô nhiễm môi trường không khí trên địa bàn thành phố Hà Nội được xác định gồm 12 nguồn chính.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.