Quy định mới của Bộ Chính trị, nhận diện các hành vi chạy chức, chạy quyền

Vương Trần |

Quy định của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực và phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ nêu rõ những hành vi lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn trong công tác cán bộ; hành vi chạy chức, chạy quyền.

Chống tiêu cực trong công tác cán bộ

Thay mặt Bộ Chính trị, Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai đã ký Quy định 114 về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ.

Với 15 điều, Quy định 114 quy định về hành vi tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ; trách nhiệm kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ và xử lý vi phạm.

Quy định này quy định rõ những hành vi lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn trong công tác cán bộ gồm:

Dùng uy tín, ảnh hưởng của bản thân và người có quan hệ gia đình gợi ý, tác động, gây áp lực để người khác quyết định, chỉ đạo, tham mưu, đề xuất, nhận xét, đánh giá, biểu quyết, lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu giới thiệu nhân sự, bỏ phiếu bầu theo ý mình.

Để người có quan hệ gia đình, người có mối quan hệ thân quen lợi dụng chức vụ, quyền hạn, uy tín của bản thân tác động, thao túng, can thiệp vào các khâu trong công tác cán bộ.

Lồng ghép ý đồ cá nhân khi thực hiện các khâu trong công tác cán bộ vì động cơ, mục đích vụ lợi hoặc có lợi cho nhân sự trong quá trình thực hiện công tác này.

Chỉ đạo, tham mưu các khâu trong công tác cán bộ đối với nhân sự không đủ điều kiện, tiêu chuẩn; không đúng nguyên tắc, quy định, quy trình, quy chế, quyết định.

Trì hoãn, không thực hiện khi thấy bất lợi hoặc chọn thời điểm có lợi đối với nhân sự theo ý mình để thực hiện quy trình công tác cán bộ.

Khi nhận được đơn, thư phản ánh, tố cáo hoặc biết nhân sự có hành vi tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ nhưng thỏa hiệp, dung túng, bao che không xử lý theo thẩm quyền, xử lý không đúng quy định hoặc không báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý...

Xác nhận, chứng thực, nhận xét, đánh giá mang tính áp đặt, không đúng bản chất, không đúng sự thật hoặc làm giả, làm sai lệch nội dung hồ sơ nhân sự, kết quả bầu cử, lấy phiếu giới thiệu, phiếu tín nhiệm, xét tuyển, thi tuyển nhằm có lợi cho nhân sự hoặc để đạt mục đích cá nhân.

Cung cấp hoặc tiết lộ thông tin, tài liệu, hồ sơ cán bộ, đảng viên cho tổ chức và cá nhân không có thẩm quyền, trách nhiệm, nhất là những thông tin, tài liệu, hồ sơ nhân sự đang trong quá trình thực hiện quy trình công tác cán bộ.

Nhận diện rõ những hành vi chạy chức, chạy quyền

Quy định 114 cũng quy định rõ những hành vi chạy chức, chạy quyền, cụ thể gồm:

Trực tiếp hoặc gián tiếp môi giới, đưa và nhận hối lộ nhằm giúp cho người khác có được vị trí, chức vụ, quyền lợi.

Tặng quà, tiền, bất động sản hoặc các lợi ích vật chất, phi vật chất khác, sắp xếp các hoạt động vui chơi, giải trí cho người có thẩm quyền, trách nhiệm nhằm mục đích có được sự ủng hộ, tín nhiệm, vị trí, chức vụ, quyền lợi.

Chạy tuổi, thâm niên công tác, danh hiệu thi đua, khen thưởng, bằng cấp, phân công, bổ nhiệm, giới thiệu, ứng cử, chỉ định, điều động, luân chuyển, biệt phái, phong, thăng quân hàm... nhằm mục đích đủ tiêu chuẩn, điều kiện, có được chức vụ, quyền lợi.

Lợi dụng các mối quan hệ thân quen hoặc sử dụng lợi thế, vị trí công tác, uy tín của người khác để tác động, tranh thủ, gây sức ép với người có thẩm quyền, trách nhiệm nhằm mục đích có được vị trí, chức vụ, quyền lợi...

Các hành vi tiêu cực khác như gặp gỡ, tiếp xúc, trao đổi với nhân sự trái quy định trong quá trình thực hiện công tác cán bộ. Nhũng nhiễu, gây khó khăn, phiền hà, kéo dài thời gian, đặt điều kiện với nhân sự và cơ quan trình nhân sự...

Quy định 114 cũng nhấn mạnh việc không bố trí người có quan hệ gia đình đồng thời đảm nhiệm các chức danh liên quan như thành viên trong cùng ban thường vụ cấp ủy, ban cán sự đảng, đảng đoàn, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị.

Người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu trong cùng địa phương, cơ quan, đơn vị. Người đứng đầu cấp ủy đảng hoặc cơ quan hành chính và người đứng đầu các cơ quan như nội vụ, thanh tra, tài chính, ngân hàng, thuế, hải quan, công thương, kế hoạch đầu tư, tài nguyên môi trường, quân đội, công an, tòa án, viện kiểm sát ở trung ương hoặc cung cấp ở một địa phương.

Trường hợp không có phương án nhân sự đáp ứng yêu cầu mà nhân sự là người có quan hệ gia đình được tín nhiệm cao phải báo cáo và được sự đồng ý của cấp ủy cấp trên trực tiếp trước khi bố trí.

Đối với chức danh thuộc diện cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc trung ương quản lý phải báo cáo Ban Tổ chức Trung ương; chức danh thuộc Trung ương quản lý phải báo cáo Ban Tổ chức Trung ương để báo cáo cấp có thẩm quyền.

Quy định chỉ rõ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức vi phạm thì cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định. Cấp có thẩm quyền cũng xem xét, áp dụng các biện pháp xử lý theo quy định.

Quy định này thay thế quy định 205/2019 của Bộ Chính trị về việc kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền.

Vương Trần
TIN LIÊN QUAN

Sửa quy định về cán bộ công chức để chống chạy việc, chạy chức

PHẠM ĐÔNG |

Bộ Nội vụ cho biết, sẽ sớm trình Chính phủ ban hành nghị định sửa đổi, bổ sung một số quy định của Chính phủ về cán bộ, công chức, viên chức nhằm góp phần siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, chống chạy việc, chạy chức.

Cán bộ "chạy chức, chạy quyền" sẽ tìm mọi cách “tận thu, hoàn vốn” đầu vào

Vương Trần |

Theo TS Nguyễn Minh Phong, điều nguy hại nhất là chạy chức chạy quyền để lại di hại toàn diện và lâu dài cho đất nước và sự nghiệp cách mạng. Lớp cán bộ sản sinh ra từ “chạy chức, chạy quyền” thì họ coi đó là vụ bỏ vốn đầu tư kinh doanh trên chức vụ, quyền hành nhận được.

Quy định 69-QÐ/TW về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm: Phòng, chống chạy chức, chạy quyền

Đại tá ĐỖ PHÚ THỌ - Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam |

Chạy chức, chạy quyền không chỉ  bây giờ mới có, mà cũng không chỉ có ở  Việt Nam. Để phòng, chống việc chạy chức, chạy quyền của đảng viên,  Quy định số 69-QÐ/TW ngày 6-7-2022  của Bộ Chính trị về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm (Quy định số 69) đã kê “liều thuốc” đặc hiệu căn bệnh này. 

Giờ thứ 9: Gả vợ cho chồng - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Cặp vợ chồng sống cùng nhau nhưng không có tình cảm. Bà vợ luôn ủng hộ chồng tìm được tình yêu mới. Câu chuyện hôn nhân kỳ lạ này sẽ đi về đâu?

Kỳ vọng chất lượng dịch vụ xe buýt ở Hà Nội tăng theo giá vé

Thanh Huyền |

Từ 1.11.2024, Hà Nội sẽ chính thức điều chỉnh giá vé xe buýt sau 10 năm áp dụng giá vé cũ.

Nam sinh bị bạn đánh trong lớp dẫn đến nhập viện

CÔNG SÁNG |

Quảng Bình - Nam sinh bị 2 bạn cùng Trường THCS và THPT Bắc Sơn đánh dẫn đến nhập viện. Hiện lực lượng chức năng đang vào cuộc điều tra.

Sẽ tăng món ăn cho học sinh sau khi phụ huynh than phiền

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Sau khi một phụ huynh lên Facebook than phiền suất ăn trưa của con ở Trường Albert Einstein ít thức ăn, nhà trường đã tiếp thu và sẽ tăng thêm món ăn.

Thanh Thúy không thi đấu trong trận thua của Kuzeyboru

NHÓM PV |

Chiều tối 12.10 (giờ Việt Nam), câu lạc bộ Kuzeyboru của Trần Thị Thanh Thúy thua đội Vakifbank 2-3 tại giải bóng chuyền vô địch quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ.

Sửa quy định về cán bộ công chức để chống chạy việc, chạy chức

PHẠM ĐÔNG |

Bộ Nội vụ cho biết, sẽ sớm trình Chính phủ ban hành nghị định sửa đổi, bổ sung một số quy định của Chính phủ về cán bộ, công chức, viên chức nhằm góp phần siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, chống chạy việc, chạy chức.

Cán bộ "chạy chức, chạy quyền" sẽ tìm mọi cách “tận thu, hoàn vốn” đầu vào

Vương Trần |

Theo TS Nguyễn Minh Phong, điều nguy hại nhất là chạy chức chạy quyền để lại di hại toàn diện và lâu dài cho đất nước và sự nghiệp cách mạng. Lớp cán bộ sản sinh ra từ “chạy chức, chạy quyền” thì họ coi đó là vụ bỏ vốn đầu tư kinh doanh trên chức vụ, quyền hành nhận được.

Quy định 69-QÐ/TW về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm: Phòng, chống chạy chức, chạy quyền

Đại tá ĐỖ PHÚ THỌ - Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam |

Chạy chức, chạy quyền không chỉ  bây giờ mới có, mà cũng không chỉ có ở  Việt Nam. Để phòng, chống việc chạy chức, chạy quyền của đảng viên,  Quy định số 69-QÐ/TW ngày 6-7-2022  của Bộ Chính trị về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm (Quy định số 69) đã kê “liều thuốc” đặc hiệu căn bệnh này.