Quy định rõ để những hành vi như “vợ chì chiết chồng” không thành câu chuyện vi phạm luật

PHẠM ĐÔNG |

Góp ý kiến về dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi), đại biểu Nguyễn Minh Đức - Đoàn TP Hồ Chí Minh đề nghị làm rõ hơn khái niệm “bạo lực gia đình”. Cần có quy định theo hướng bao hàm trọn vẹn, toàn bộ những hành vi được quy định.

Làm rõ hơn khái niệm “bạo lực gia đình”

Tiếp tục chương trình hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, sáng 8.9, các ĐBQH tiến hành thảo luận về dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi).

Góp ý kiến, đại biểu Nguyễn Minh Đức - Đoàn TP Hồ Chí Minh đề nghị làm rõ hơn khái niệm “bạo lực gia đình”. Tại Khoản 1, Điều 2 về giải thích từ ngữ quy định khái niệm về bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, tình dục, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình.

Đại biểu cho rằng, nếu so sánh với toàn bộ các quy định tại Điều 3 về hành vi bạo lực gia đình, có rất nhiều hành vi bao gồm cả những hành vi sử dụng vũ lực, đe dọa sử dụng vũ lực để gây tổn hại đến về cả thể chất, tinh thần, làm sang chấn tâm lý của các thành viên trong gia đình mình…

Do vậy, nếu chỉ quy định khái niệm như dự thảo Luật là chưa rõ. Đại biểu đề nghị dự thảo Luật cần quy định rõ hơn về khái niệm về bạo lực gia đình, theo hướng quy định bao hàm trọn vẹn, toàn bộ những hành vi được quy định trong Điều 3.

Đảm bảo thống nhất với tất cả các hành vi quy định trong Bộ Luật hình sự về những tội danh tội hành hạ, ngược đãi cha mẹ, vợ chồng, con cái, ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con cái, tội làm nhục người khác… xảy ra thường xuyên trong thời gian dài.

"Phải có quy định rất chặt chẽ những hành vi đó. Lâu nay, ông chồng đi uống rượu về mà bà vợ cứ chì chiết, không cẩn thận lại trở thành câu chuyện vi phạm Luật Phòng, chống bạo lực gia đình" - ông Đức nói và đề nghị quy định chặt chẽ dù Chính phủ sẽ có hướng dẫn thi hành.

Đại biểu Nguyễn Lâm Thành - Đoàn Thái Nguyên.
Đại biểu Nguyễn Lâm Thành - Đoàn Thái Nguyên.

Đại biểu Nguyễn Lâm Thành - Đoàn Thái Nguyên quan tâm đến tính khả thi của Luật. Theo đó, Ban soạn thảo cần làm rõ Điều 3 của dự án Luật về các hành vi bạo lực gia đình cùng 15 nhóm quy định chung với toàn bộ các chế tài như: tố giác, báo tin, cưỡng chế... Bởi nếu không làm rõ thì có thể tạo nên hiệu ứng phức tạp, ngược tác dụng.

Theo đại biểu Nguyễn Lâm Thành, với 15 nhóm quy định hành vi bạo lực gia đình thì phải quy định rất rõ tính chất, mức độ, hành vi và đề nghị Chính phủ quy định chi tiết.

Theo đó, có thể xếp các hành vi bạo lực gia đình theo nhóm: bạo lực về thể xác, bạo lực tinh thần, bạo lực tình dục và các hành vi bạo lực khác cũng như xác định mức độ của các hành vi bạo lực này để cơ quan chức năng áp dụng các loại chế tài phù hợp.

Để công việc phục vụ cộng đồng không bị coi là lao động cưỡng bức

Góp ý kiến về quy định thực hiện công việc phục vụ cộng đồng, đại biểu Phạm Trọng Nghĩa - Đoàn Lạng Sơn cho biết, có nhiều trường hợp ngoại lệ không được coi là lao động mặc dù có đủ các dấu hiệu.

Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa - Đoàn Lạng Sơn.
Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa - Đoàn Lạng Sơn.

Theo Điều 33, các công việc phục vụ cộng đồng gồm các hoạt động: tham gia trồng, chăm sóc cây xanh ở khu vực công cộng; sửa chữa, làm sạch đường làng, ngõ xóm, đường phố, ngõ phố, nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng hoặc các công trình công cộng khác; tham gia các công việc khác cải thiện môi trường sống và cảnh quan của cộng đồng.

Danh mục công việc quy định tại khoản này do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã công nhận trên cơ sở thảo luận, đề xuất của cộng đồng.

Như vậy, việc quy định về danh mục các công việc phục vụ cộng đồng như dự thảo luật là phù hợp, bởi đã được cộng đồng tham gia quyết định danh mục công việc của cá nhân, đảm bảo các yếu tố ngoại lệ, không bị coi là lao động cưỡng bức.

Đại biểu Nguyễn Mạnh Cường – Đoàn Quảng Bình.
Đại biểu Nguyễn Mạnh Cường – Đoàn Quảng Bình.

Tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Mạnh Cường – Đoàn Quảng Bình cho biết, về việc bổ sung biện pháp thực hiện công việc cộng đồng không phải là tự nguyện, dễ bị quy kết là cưỡng bức lao động. Đại biểu đề nghị cần cân nhắc kỹ quy định này để đảm bảo tương thích với công ước, điều ước quốc tế mà Việt Nam có tham gia.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Xúi giục người khác thực hiện bạo lực gia đình có bị đi tù không?

thu thuỷ |

Bạn đọc có email haoaxx@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi:  Xin hỏi hành vi xúi giục người khác thực hiện hành vi bạo lực gia đình bị xử phạt như thế nào, có bị đi tù không?

Người gây bạo lực gia đình sẽ phạt lao động công ích: Làm rõ tính khả thi

PHẠM ĐÔNG |

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Cơ quan chủ trì soạn thảo bổ sung báo cáo đánh giá tác động, tính khả thi của quy định Chủ tịch UBND cấp xã và Tòa án tự mình ra quyết định cấm tiếp xúc, bổ sung biện pháp “thực hiện công việc phục vụ cộng đồng” đối với người có hành vi gây bạo lực gia đình.

Đề nghị người có hành vi bạo lực gia đình phải trồng cây, dọn đường làng

PHẠM ĐÔNG |

Ủy ban Xã hội Quốc hội đề xuất có thêm chế tài thực hiện công việc phục vụ cộng đồng như trồng cây, quét đường và công việc làm sạch môi trường, cảnh quan cộng đồng khác trong dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.