Sớm khôi phục lại hoạt động doanh nghiệp sau thời gian dài giãn cách

Vương Trần |

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, các địa phương cần sớm khôi phục hoạt động của doanh nghiệp, trong đó khôi phục lại thị trường lao động sau một thời gian dài giãn cách.

Chuyển hướng từ chiến lược “không COVID-19” sang chiến lược “thích ứng an toàn"

Thích ứng an toàn, linh hoạt và hiệu quả với tình hình dịch COVID-19 là hết sức quan trọng trong bối cảnh dịch bệnh là vấn đề mang tính toàn cầu, không riêng gì quốc gia nào. Vì thế, việc sớm phải phục hồi, phát triển kinh tế là cần thiết khi nền kinh tế đang bị tổn thương do dịch COVID-19.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh điều này khi phát biểu kết luận Hội thảo “Phục hồi kinh tế, thích ứng linh hoạt, an toàn với đại dịch COVID-19: Khắc phục đứt gãy kinh tế, tăng cường kết nối giữa các địa phương” diễn ra chiều nay (13.10). Hội thảo do Hội đồng Lý luận Trung ương phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Cơ quan Hợp tác quốc tế Hoa Kỳ tổ chức.

Phát biểu kết luận hội thảo, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá cao các ý kiến tham luận tại hội thảo. Trong đó, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp thu các ý kiến, kiến nghị của các địa phương, đơn vị để sớm hoàn thành dự thảo Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế giai đoạn 2022-2023 và báo cáo Thường trực Chính phủ cho ý kiến để hoàn thiện và tiếp tục lấy ý kiến tham vấn.

Hội thảo “Phục hồi kinh tế, thích ứng linh hoạt, an toàn với đại dịch COVID-19: Khắc phục đứt gãy kinh tế, tăng cường kết nối giữa các địa phương” diễn ra chiều 13.10. Ảnh Dương Giang
Hội thảo “Phục hồi kinh tế, thích ứng linh hoạt, an toàn với đại dịch COVID-19: Khắc phục đứt gãy kinh tế, tăng cường kết nối giữa các địa phương” diễn ra chiều 13.10. Ảnh Dương Giang

Thủ tướng nhấn mạnh, nếu muốn phục hồi, phát triển kinh tế thì điều kiện quan trọng là phải kiểm soát được dịch bệnh. Trong đó, giải pháp đưa ra là phải bảo đảm sức khỏe của người dân là trên hết, là trước hết khi chúng ta chưa tiêm đủ vaccine phòng COVID-19 cho người dân. Đặc biệt, cần thực hiện tốt chiến lược “vaccine + 5K + công nghệ + truyền thông + ý thức tự giác của người dân” cùng các biện pháp có thể, được triển khai một cách hiệu quả, linh hoạt.

Người đứng đầu Chính phủ cho rằng các địa phương cần chủ động thực hiện sự chuyển hướng từ chiến lược “không COVID-19” sang chiến lược “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”.

Nêu thực trạng diễn biến phức tạp của chủng Delta thời gian qua, trong đó có những bài học kinh nghiệm của thành phố Hồ Chí Minh và Bình Dương khi dịch bùng phát mạnh, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng để kiểm soát dịch hiệu quả thì cần nâng cao năng lực y tế từ Trung ương đến địa phương. Đặc biệt, hệ thống y tế cơ sở là hết sức cần thiết để giảm thiểu tử vong, giúp người dân được tiếp cận nhanh nhất, sớm nhất với hệ thống y tế khi có dịch bệnh.

Sớm khôi phục hoạt động của doanh nghiệp

Thủ tướng cũng nhấn mạnh rằng, việc lãnh đạo, chỉ đạo trong công tác phòng, chống dịch của các địa phương phải tập trung thống nhất, việc triển khai thực hiện linh hoạt.

Trong đó, giải pháp cần triển khai là siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính; đồng thời nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ của địa phương trong thực thi chính sách; đồng thời đẩy mạnh kiểm tra, giám sát việc thực hiện của các cấp để tạo sự đồng thuận, thống nhất khi triển khai thực hiện các biện pháp, phòng, chống dịch. Cùng với đó, tiếp tục phải giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm kiểm soát lạm phát, duy trì chính sách tiền tệ linh hoạt, kiểm soát tình trạng nợ công; duy trì và bảo đảm các cân đối lớn như thu - chi ngân sách, xuất - nhập khẩu…

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội thảo. Ảnh Dương Giang
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội thảo. Ảnh Dương Giang

Người đứng đầu Chính phủ cho hay, các địa phương cần sớm khôi phục hoạt động của doanh nghiệp, trong đó khôi phục lại thị trường lao động sau một thời gian dài giãn cách. Khi nới lỏng giãn cách, nhu cầu lao động của doanh nghiệp nhiều. Cùng với đó là giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp, mở rộng thị trường cho doanh nghiệp để thúc đẩy hoạt động sản xuất – kinh doanh, đặc biệt là tận dụng các cơ hội từ các Hiệp định tự do thương mại với các nền kinh tế lớn trên thế giới để thúc đẩy hoạt động xuất- nhập khẩu. Chính phủ và địa phương cùng bàn thảo với các doanh nghiệp để tìm các biện pháp để lợi ích hài hòa, rủi ro thì chia sẻ với doanh nghiệp. 

Liên quan tới việc bảo đảm an sinh xã hội, Thủ tướng nhấn mạnh tới việc ưu tiên triển khai việc tiêm vaccine miễn phí cho người dân để tạo miễn dịch cộng đồng. Trong đó, Chính phủ đánh giá cao sự hỗ trợ, chung tay của doanh nghiệp trong việc ủng hộ quỹ vaccine phòng COVID-19. Đồng thời, ông yêu cầu việc thực hiện an sinh xã hội có trọng tâm, trọng điểm, lo cả vật chất và tinh thần, không để sót các đối tượng cần được hỗ trợ.

Thủ tướng Chính phủ cũng cho rằng, trong khó khăn cũng là cơ hội để chúng ta thay đổi, phấn đấu vươn lên, tự khẳng định mình. Cơ hội ở đây là cải cách thể chế, chính sách, chuyển đổi số, thương mại điện tử, cơ hội "xanh hóa" nền kinh tế, "xanh hóa" năng lượng sạch, góp phần chống biến đổi khí hậu. Đồng thời, nâng cao năng lực ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý nền kinh tế nói chung, công tác phòng, chống dịch COVID-19 nói riêng.

Về nhiệm vụ trong công tác phòng, chống dịch thời gian tới, Thủ tướng nhấn mạnh đến 3 trụ cột quan trọng để khống chế thành công dịch là cách ly, xét nghiệm và điều trị.

“Đây là 3 trụ cột quan trọng không thay đổi, trong đó việc xét nghiệm phải nhanh hơn tốc độ lây lan, truy vết khoanh vùng quyết liệt, triệt để để không bỏ sót các trường hợp liên quan. Điều này đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của mỗi địa phương để chúng ta vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế - xã hội hiệu quả” – Thủ tướng nhấn mạnh.

Vương Trần
TIN LIÊN QUAN

Phân bổ 8 tỉ đồng hỗ trợ người dân trở về quê từ vùng dịch COVID-19

Phạm Đông |

Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam vừa quyết định phân bổ kinh phí 8 tỉ đồng hỗ trợ người dân trở về quê từ vùng dịch COVID-19, trị giá 300 ngàn đồng/người.

Khắc phục, giảm thiểu đứt gãy để nền kinh tế không lỡ nhịp phát triển

VƯƠNG TRẦN |

GS.TS Nguyễn Xuân Thắng cho rằng, khắc phục và giảm thiểu đứt gãy liên kết là vấn đề quan trọng để nền kinh tế không bị lỡ nhịp phát triển hiện nay.

Bình Dương: Doanh nghiệp và Công đoàn tiếp sức cho người lao động khó khăn

ĐÌNH TRỌNG |

Trong dịch bệnh khó khăn, các doanh nghiệp ở Bình Dương vẫn chung tay cùng tổ chức Công đoàn chăm lo tiếp sức cho công nhân lao động. Từ đó giữ nguồn lao động để thúc đẩy quá trình tái sản xuất, phục hồi kinh tế- xã hội.

Bắc Ninh tiếp tục sơ tán 450 hộ dân trong đêm

Vân Trường |

450 hộ dân trong một khu phố ở TP Bắc Ninh đã được sơ tán đến nơi an toàn vào rạng sáng nay khi mực nước sông khu đê bối dâng cao, có dấu hiệu tràn qua mặt đê.

Bản tin công đoàn: Tăng lương với giáo viên hợp đồng 111

Nhóm PV |

Bản tin công đoàn hôm nay có những nội dung sau: Tổng LĐLĐVN kêu gọi quyên góp ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão; Giáo viên ký hợp đồng 111 có được tăng lương?...

Gia cố nhiều điểm xung yếu dọc sông Lô

Việt Bắc |

Trong khi vị trí vỡ đê tại Tuyên Quang đang chờ được khắc phục, nhiều vị trí xung yếu khác dọc sông Lô đoạn qua Phú Thọ cũng khẩn trương được gia cố.

181 người chết, 145 người mất tích do ảnh hưởng bão số 3

Khương Duy |

Đến 22h ngày 11.9, có 181 người chết, 145 người mất tích. Số người chết, mất tích do ảnh hưởng cơn bão số 3 hôm qua tăng 126 trường hợp.

Mỹ chỉ trích Israel vì sát hại nhầm một người biểu tình

Bùi Đức |

Nhà Trắng phản ứng trước thông tin Israel vô tình sát hại một người biểu tình quốc tịch Mỹ.