Tên gọi của dự thảo Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia là “rất kinh khủng”

Xuân Hùng - Thành Trung |

GS Nguyễn Anh Trí, nguyên Viện trưởng Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương cho rằng, tên gọi của dự thảo Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia mà ban soạn thảo trình là “rất kinh khủng”.

Chiều 12.11, các ĐBQH thảo luận tại tổ về dự thảo Luật Phòng chống tác hại của rươu, bia.

Tranh cãi về tên dự thảo luật

Liên quan tới tên dự thảo luật này các đại biểu còn có nhiều ý kiến trái chiều.

Trong đó, đại biểu Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) cho rằng, tên gọi như dự thảo là “rất kinh khủng”.

 
GS Nguyễn Anh Trí cho rằng tên gọi của dự thảo luật là "rất kinh khủng". Ảnh: QT 

Vì theo ông Trí, nếu gọi như Dự thảo luật chẳng khác nào khẳng định rượu, bia toàn có hại.

Nguyên Viện trưởng Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương khẳng định, nếu dùng rượu, bia đúng liều lượng sẽ rất tốt.

Chính vì thế, vị đại biểu Đoàn Hà Nội cho rằng, nên lấy tên luật là “Luật Kiểm soát các chất có cồn”.

Cùng quan điểm với GS Nguyễn Anh Trí, đại biểu Phan Thánh Bình (Quảng Nam) cho rằng, sử dụng rượu, bia nếu hợp lý thì sẽ có lợi chứ không chỉ một chiều là có hại.

Vì thế, vị đại biểu Đoàn Quảng Nam đề nghị đổi tên luật thành “Luật phòng chống tác hại của lạm dụng rượu, bia”.

 
ĐBQH Phạm Khánh Phong Lan. Ảnh: Quochoi.vn

Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan (TPHCM) cũng đề nghị đổi thành “Luật Kiểm soát rượu, bia” thay vì “Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia” như dự thảo.

Vì theo bà Lan, dự án Luật này mục đích cuối cùng là để kiểm soát việc sử dụng rượu bia, đổi tên như vậy theo bà Lan sẽ phù hợp với mục tiêu hơn.

Ngược lại, đại biểu Bùi Thanh Tùng (Hải Phòng) đề nghị, nên giữ nguyên tên dự án Luật như Tờ trình của Chính phủ, không nên lấy tên dự án Luật là “phòng, chống tác hại của lạm dụng rượu, bia” vì rất khó định lượng thế nào là “lạm dụng”.

Có lạm dụng rượu, bia hay không còn phụ thuộc vào hoàn cảnh, sức khỏe, tính cách của mỗi người. 

Đại biểu Triệu Thanh Dung (Cao Bằng) cũng cho rằng, tên dự thảo Luật không có gì mâu thuẫn, vì ở đây là phòng, chống tác hại của rượu, bia chứ không phải là cấm rượu, bia.

Nhiều quy định cần xem lại

Liên quan tới các điều trong dự thảo luật này, đại biểu Nguyễn Hữu Chính, Chánh án TAND thành phố Hà Nội cho rằng, dự án Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia “còn nhiều vấn đề” và không biết xây dựng trên cơ sở gì.

 
 ĐBQH Nguyễn Hữu Chính. Ảnh: Quochoi.vn

Chánh án TAND TP Hà Nội cho rằng, có nội dung trong luật này cần phòng, nhưng có nội dung cần phải cấm sử dụng.

Ông cũng kiến nghị, việc xây dựng luật cần phù hợp tình hình thực tế trong nước và quốc tế. Trên cơ sở đó, quy định cụ thể từ khâu cấp giấy phép sản xuất, lưu thông, đến nhập khẩu…

Vị đại biểu Đoàn Hà Nội cũng lưu ý, cần cấm tuyệt đối người chưa thành niên, còn với người đã thành niên phải đưa ra quy định, hạn chế. Nhưng nếu theo quy định của dự thảo thì người thành niên rồi được uống thoải mái. Rồi phải quy định thời gian uống tại quán từ mấy giờ đến mấy giờ.

Về quy định cấm bán rượu, cấm cung cấp, cấm ép buộc người dưới 18 sử dụng rượu, bia theo đại biểu Phạm Khánh Phong Lan (TPHCM) là chưa rõ ràng.

Từ đó, bà Lan đề nghị, luật nên ghi rõ việc trẻ dưới 18 tuổi có được uống rượu hay không.

Liên quan tới Điều 19 của dự thảo luật này chỉ khuyến khích dán nhãn cảnh báo lên các sản phẩm rượu, bia, vị đại biểu TPHCM kiến nghị, việc dán nhãn phải là bắt buộc chứ không chỉ dừng lại ở mức khuyến khích, khuyến nghị.

Xuân Hùng - Thành Trung
TIN LIÊN QUAN

Sốc với những con số khổng lồ về mức độ tiêu thụ rượu bia của người Việt

Thảo Anh - TAN |

Sản lượng tiêu thụ 305 triệu lít rượu, hơn 4 tỉ lít bia, "ngốn" hơn 4 tỉ USD (tương đương 100 nghìn tỉ) một năm. Và hàng loạt con số đáng “giật mình” khác đã khiến Việt Nam trở thành quốc gia tiêu thụ bia cao nhất Đông Nam Á mặc dù mức thu nhập chỉ đứng thứ 8 Đông Nam Á.

Cấm uống rượu bia trong giờ làm việc: Không lẽ cứ khó khả thi thì… buông?

Thế Lâm |

Trong hội thảo về Dự án Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia diễn ra mới đây, không ít ý kiến cho rằng qui định cấm uống rượu bia trong giờ làm việc là khó khả thi, không nên đưa vào dự án luật.

Đến lượt Cà Mau cấm uống rượu bia trong giờ làm việc

NHẬT HỒ |

Cán bộ, viên chức, công chức, NLĐ không được uống rượu, bia, thức uống có cồn trước, trong giờ làm việc. Quy định này được cũng được bổ sung vào quy chế làm việc của cơ quan, đơn vị - đó là một trong những nội dung của Chỉ thị 04/CT-UBND của Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau ban hành 16.10.

Áo mưa miễn phí ấm lòng người lao động giữa mùa mưa ở TPHCM

NHƯ QUỲNH |

TPHCM - Những chiếc áo mưa được anh Đỗ Thanh Long phát miễn phí cho người lao động khiến mọi người cảm thấy ấm lòng giữa mùa mưa bão.

Tái diễn nạn lang thang ở Cần Thơ, giải pháp nào để tháo gỡ?

Phong Linh - Ngân Tâm |

Trung tâm Bảo trợ xã hội TP Cần Thơ đề xuất giải pháp giúp giảm tình trạng nạn lang thang, ăn xin ở thành phố.

Tổ công tác đặc biệt ở Hà Nội xử lý gần 5.000 vi phạm/tháng

Tô Thế |

10 Tổ công tác đặc biệt của Công an TP Hà Nội đã xử lý 4.780 trường hợp vi phạm, phạt tiền (ước tính) 3,688 tỉ đồng trong 1 tháng qua.

Nhiều tài sản công ở Quảng Ngãi bị bỏ hoang

VIÊN NGUYỄN |

Nhiều tài sản công tại Quảng Ngãi bị bỏ hoang hơn 6 năm, gây lãng phí rất lớn.

Israel tấn công trường học Dải Gaza, 22 người thiệt mạng

Bùi Đức |

22 người thiệt mạng cùng nhiều người khác bị thương sau cuộc không kích của Israel vào một trường học ở Dải Gaza.