Tháo gỡ các khó khăn trong bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa

NGUYÊN ANH |

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn lưu ý cần tập trung thể chế hóa đầy đủ các quan điểm của Đảng về bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa thành các chính sách, quy định cụ thể, có tính khả thi cao.

Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa không bị mai một

Ngày 3.5, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu tại phiên họp toàn thể của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục thẩm tra về dự Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) và chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035, theo TTXVN.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội nêu rõ, dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) đã được chuẩn bị 1,5 năm nhưng trình sang cơ quan thẩm tra mới được hơn một tháng, do vậy các thành viên Ủy ban cần tiếp tục nghiên cứu kỹ lưỡng, chặt chẽ, thấu đáo thận trọng.

Theo ông Trần Thanh Mẫn, đây là dự luật quan trọng, được dư luận xã hội trong và ngoài nước quan tâm, liên quan tới nhiều lĩnh vực và nhiều luật khác, bảo đảm không chồng chéo, không trùng lắp. Đồng thời, khắc phục được những bất cập, hạn chế, tháo gỡ các khó khăn trong thực tiễn công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Ông Mẫn lưu ý, cần tập trung thể chế hóa đầy đủ các quan điểm của Đảng về bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa thành các chính sách, quy định cụ thể, có tính khả thi cao.

“Quan trọng và cần nhất là quy định chính sách gì để bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa không bị mai một; nhất là chuyển đổi số trong văn hóa, số hóa di sản văn hóa; hợp tác công-tư về phát triển văn hóa; đẩy mạnh xã hội hóa cho hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa; cải tạo, nâng cấp các di sản văn hóa để phát triển văn hóa…”, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội nêu rõ.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội đề nghị, cần tạo hành lang pháp lý, điều kiện thuận lợi để tăng cường đầu tư, huy động nguồn lực xã hội, phân cấp, phân quyền, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

Xác định đúng và trúng đối tượng cần đầu tư, tránh dàn trải, lãng phí nguồn lực

Về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035, ông Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh đây là nội dung quan trọng, thể hiện sự quan tâm rất lớn của Đảng, Nhà nước đối với sự nghiệp phát triển văn hóa, con người Việt Nam.

Theo ông Trần Thanh Mẫn, từ năm 2022, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành kết luận yêu cầu khẩn trương nghiên cứu, xây dựng chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa. Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có nghị quyết về vấn đề này.

Qua thảo luận, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có ý kiến, đây là chương trình có dự kiến tổng mức đầu tư lớn, diễn ra trong thời gian dài, có phạm vi tác động lớn, nhận được sự quan tâm lớn của cử tri, nhân dân cả nước.

Từ đó, ông đề nghị Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các bộ, ngành hữu quan thực hiện nhiệm vụ thẩm tra theo đúng quy định của pháp luật, bảo đảm kỹ lưỡng, chặt chẽ.

Việc này thực hiện theo nguyên tắc chương trình khi được thông qua phải bảo đảm dễ thực hiện, dễ quản lý, đạt hiệu quả cao.

Đồng thời, tập trung làm rõ mục tiêu, quy mô, tổng vốn đầu tư, địa điểm, thời gian, tiến độ, cơ chế và giải pháp, chính sách thực hiện bảo đảm tính hiệu quả, khả thi.

Việc huy động, quản lý, phân bổ và sử dụng các nguồn lực phải có mục tiêu trọng tâm, trọng điểm, xác định đúng và trúng đối tượng cần đầu tư, tránh dàn trải, lãng phí nguồn lực gắn với trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, người đứng đầu, cấp ủy, chính quyền các cấp.

NGUYÊN ANH
TIN LIÊN QUAN

Quảng Ninh tìm hướng đi mới để phát huy di sản hát Then

Đoàn Hưng |

Then là một thực hành nghi lễ không thể thiếu trong đời sống tâm linh của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam. Thực hành Then đã được tổ chức UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại năm 2022. Tại Quảng Ninh, hát Then được thể hiện thông qua hình thức ca hát thực hiện trong các nghi lễ tôn giáo của người Tày.

Về miền di sản Tràng An

NGUYỄN TRƯỜNG |

Ninh Bình - Nằm trong các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới, sáng ngày 26.4, lễ hội Tràng An năm 2024 được tổ chức với nhiều sắc màu văn hóa ý nghĩa.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn trao quà Tết ở Hậu Giang

Tạ Quang |

Hậu Giang - Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu đoàn công tác đã đến thăm, chúc Tết và trao quà cho gia đình chính sách, người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn TP Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào dự lễ phát động ủng hộ đồng bào sau bão số 3

Nhóm PV |

Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại TPHCM vào chiều 12.9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith cùng Phu nhân Naly Sisoulith đã dự lễ phát động ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bão số 3.

Yên Bái lại xảy ra sạt lở đất khiến 9 người thương vong

Bảo Nguyên |

Trong sáng 12.9, tỉnh Yên Bái xảy ra 2 vụ sạt lở đất làm 5 người chết và 4 người bị thương.

4 người từ chối trả lại tiền tỉ vụ cựu sếp Eximbank lừa đảo

VIệt Dũng |

Ngoài làm rõ hành vi lừa đảo của Vũ Thị Thu Nhung - cựu Phó Giám đốc Eximbank Chi nhánh Ba Đình, công an xác định nhiều cá nhân nhận tiền tỉ chênh lệch.

Cô đồng bổ cau ở Hải Dương lĩnh 7 năm 3 tháng tù

Hoàng Khôi |

Ngày 12.9, Tòa án nhân dân thị xã Kinh Môn (Hải Dương) đã tuyên phạt bị cáo Trương Thị Hương 7 năm 3 tháng tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Sai phạm của cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng

Việt Dũng |

Ông Hoàng Quốc Vượng - cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương bị đề nghị truy tố với cáo buộc lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây thất thoát 937 tỉ đồng.