Thủ tướng chỉ đạo xem xét dự án nhận chìm vật chất ở biển Bình Thuận

TS |

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc về dự án nhận chìm vật chất ở biển Bình Thuận.

Cụ thể, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thường trực Ban Bí thư về việc Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép nhận chìm ở biển Bình Thuận, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, xử lý vấn đề trên đúng quy định của pháp luật.

Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam chủ trì, khẩn trương xem xét, đánh giá toàn diện tác động môi trường, các giải pháp bảo vệ môi trường trong việc nhận chìm vật chất tại vùng biển tỉnh Bình Thuận theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn 7732/VPCP-KGVX ngày 24.7.2017 của Văn phòng Chính phủ.

Trước đó, ngày 23.6.2017, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã cấp Giấy phép số 1517/GP-BTNMT cho phép Công ty TNHH Điện lực Vĩnh Tân 1 được nhận chìm vật liệu nạo vét từ vũng quay tàu, khu nước trước bến chuyên dùng phục vụ Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1, thuộc xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong (Bình Thuận).

Khu vực biển được cấp phép đổ bùn nằm gần Khu bảo tồn biển Hòn Cau thuộc huyện Tuy Phong, là một trong 16 khu bảo tồn biển của cả nước. Đây là nơi có quần thể san hô nguyên thủy dài hơn 2km với gần 234 loại san hô và các rạn ngầm là bãi đẻ của tôm hùm bông, tôm hùm đỏ và tôm hùm xanh.

Đồng thời, còn có sự hiện diện của trên 34 loài thủy sinh vật quý hiếm nằm trong danh mục có nguy cơ tuyệt chủng và là bãi đẻ của rùa biển, đồi mồi. Vì vậy, dư luận đặt câu hỏi việc cho đổ lượng bùn sau nạo vét xuống vùng biển này có đe dọa trực tiếp đến quần thể san hô và tác động hiệu ứng tràn của biển ở khu vực này hay không.

TS
TIN LIÊN QUAN

Vụ nhận chìm bùn thải xuống biển Bình Thuận: “Đây là dự án xả thải chứ không phải nhận chìm“

Nhiệt Băng |

Nhận chìm bùn thải phải đóng thùng, kẹp chì và thả các thùng ấy xuống độ sâu nhất định. Việc nhận chìm này không lan tỏa gây ô nhiễm môi trường biển và bị chôn vùi mãi mãi chứ không thoát ra ngoài được, không để nguồn thải gây ô nhiễm thứ cấp - đó là ý kiến phản biện của Tiến sĩ Nguyễn Tác An - nguyên Viện trưởng Viện Hải dương học Nha Trang, Phó Chủ tịch Hội khoa học Kỹ thuật biển Việt Nam - về dự án nhận chìm hơn 900 nghìn mét khối bùn thải xuống biển Bình Thuận.   

TS Nguyễn Tác An lên tiếng về việc bị mạo danh tham gia dự án nhận chìm xuống biển Bình Thuận

Nhiệt Băng |

Liên quan đến dự án nhận chìm hơn 900.000m3 bùn, cát xuống vùng biển tỉnh Bình Thuận, trao đổi với PV Lao Động sáng 21.7, Tiến sĩ Nguyễn Tác An - nguyên Viện trưởng Viện Hải dương học Nha Trang, Phó Chủ tịch Hội khoa học Kỹ thuật biển Việt Nam - đã bác bỏ thông tin ông tham gia vào dự án này và đề nghị các cơ quan có trách nhiệm vào cuộc làm rõ vì sao tên của ông lại có trong danh sách các thành viên tham gia thực hiện dự án.

U20 Syria ăn mừng phấn khích sau trận thắng U20 Việt Nam

HOÀNG HUÊ |

Các cầu thủ U20 Syria ăn mừng phấn khích sau trận thắng 1-0 trước U20 Việt Nam ở lượt trận cuối bảng A vòng loại U20 châu Á 2025 tối 29.9.

Cập nhật giá vàng sáng 30.9: Vàng nhẫn giữ đỉnh

Khương Duy |

Cập nhật giá vàng sáng 30.9: Giá vàng nhẫn tròn vẫn neo trên ngưỡng kỷ lục, vàng miếng SJC tiếp tục đi ngang.

Ca sĩ và cách giữ hào quang

NGỌC DỦ |

Với những ca sĩ có giọng hát nhưng để được khán giả chú ý, họ thường chọn các gameshow, cuộc thi âm nhạc thử sức nhằm đạt một danh hiệu (quán quân, á quân).

Tràn lan tiếp thị nói quá về sản phẩm chăm sóc da

NGUYỄN LY |

TPHCM - Với các sản phẩm chăm sóc da, nếu người bán không hiểu rõ nguồn gốc, công dụng trước khi tiếp thị, thì người chịu thiệt là khách hàng.

Nhiều ngành tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm gần 100%

Phương Anh |

Dù thị trường lao động có nhiều khó khăn, nhưng báo cáo tại nhiều trường đại học cho thấy, không ít ngành học 100% sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp.

Man United thua đậm Tottenham ngay trên sân nhà

Nhóm PV |

Tối Chủ nhật, Man United thua 0-3 trên sân nhà trước Tottenham trong trận đấu mà Bruno Fernandes nhận thẻ đỏ từ cuối hiệp 1.

Vụ nhận chìm bùn thải xuống biển Bình Thuận: “Đây là dự án xả thải chứ không phải nhận chìm“

Nhiệt Băng |

Nhận chìm bùn thải phải đóng thùng, kẹp chì và thả các thùng ấy xuống độ sâu nhất định. Việc nhận chìm này không lan tỏa gây ô nhiễm môi trường biển và bị chôn vùi mãi mãi chứ không thoát ra ngoài được, không để nguồn thải gây ô nhiễm thứ cấp - đó là ý kiến phản biện của Tiến sĩ Nguyễn Tác An - nguyên Viện trưởng Viện Hải dương học Nha Trang, Phó Chủ tịch Hội khoa học Kỹ thuật biển Việt Nam - về dự án nhận chìm hơn 900 nghìn mét khối bùn thải xuống biển Bình Thuận.   

TS Nguyễn Tác An lên tiếng về việc bị mạo danh tham gia dự án nhận chìm xuống biển Bình Thuận

Nhiệt Băng |

Liên quan đến dự án nhận chìm hơn 900.000m3 bùn, cát xuống vùng biển tỉnh Bình Thuận, trao đổi với PV Lao Động sáng 21.7, Tiến sĩ Nguyễn Tác An - nguyên Viện trưởng Viện Hải dương học Nha Trang, Phó Chủ tịch Hội khoa học Kỹ thuật biển Việt Nam - đã bác bỏ thông tin ông tham gia vào dự án này và đề nghị các cơ quan có trách nhiệm vào cuộc làm rõ vì sao tên của ông lại có trong danh sách các thành viên tham gia thực hiện dự án.