Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 2022

Phạm Đông |

Dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 có các chỉ tiêu chủ yếu về lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trường. Trong đó tập trung thực hiện linh hoạt, hiệu quả mục tiêu vừa phòng, chống dịch COVID-19, vừa phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội.

Sáng 12.10, tiếp tục chương trình phiên họp thứ 4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về các báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2021, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2022.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung làm việc.

Phiên họp thứ 4 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sáng 12.10.
Phiên họp thứ 4 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sáng 12.10.

Tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trình bày các báo cáo (tóm tắt) về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2022.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội trình bày báo cáo thẩm tra (tóm tắt) về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế -  xã hội năm 2021 và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2022.

Bộ trưởng Bộ Tài chính trình bày các báo cáo (tóm tắt) về kết quả thực hiện ngân sách nhà nước năm 2021, dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2022.

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội trình bày báo cáo thẩm tra (tóm tắt) về kết quả thực hiện ngân sách nhà nước năm 2021, dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2022.

Quang cảnh phiên họp.
Quang cảnh phiên họp.

Theo báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021, dự kiến kế hoạch năm 2022, dự kiến 4/12 chỉ tiêu chủ yếu chưa đạt mục tiêu, trong đó có GDP ước chỉ đạt 3,5-4% (mục tiêu khoảng 6%).

Dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 có 16 chỉ tiêu chủ yếu về các lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trường. Trong đó, tốc độ tăng GDP đạt khoảng 6-6,5%; tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4%; bội chi ngân sách nhà nước so với GDP khoảng 4%; tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân đạt khoảng 5,5%; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 67%, trong đó có bằng, chứng chỉ đạt khoảng 27-27,5%;...

Về nhiệm vụ giải pháp cho năm 2022, tập trung thực hiện linh hoạt, hiệu quả mục tiêu vừa phòng, chống dịch COVID-19, vừa phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm sức khỏe, tính mạng của nhân dân và an sinh xã hội.

Trong đó triển khai hiệu quả chiến lược tổng thể về phòng, chống dịch, trọng tâm là các nhiệm vụ, giải pháp để "thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả với dịch COVID-19". Đây là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách của các cấp, các ngành ngay từ đầu năm 2022.

Đẩy mạnh tiếp cận, đàm phán, mua vaccine và thuốc điều trị COVID-19; hỗ trợ, thúc đẩy nhanh chuyển giao công nghệ, nghiên cứu, sản xuất vaccine, thuốc điều trị trong nước; sớm triển khai việc tiêm vaccine cho trẻ em, nghiên cứu phương án tiêm mũi tăng cường.

Đồng thời, triển khai hiệu quả Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế, sử dụng linh hoạt các công cụ chính sách tài khóa, tiền tệ, thương mại… để thúc đẩy đầu tư, tiêu dùng, kích thích tăng trưởng kinh tế.

Trong đó chú trọng hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, tiết giảm chi phí cho sản xuất kinh doanh. Thu hút lực lượng lao động quay trở lại nơi làm việc khi dịch bệnh được kiểm soát; tăng cường huy động, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực; thu hút chọn lọc các nguồn lực đầu tư nước ngoài, tăng cường kết nốt với khu vực kinh tế trong nước.

Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

Đề xuất phát triển Khu thương mại tự do tại Hải Phòng

Phạm Đông |

Tại phiên họp thứ 4 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ đề xuất xây dựng Khu thương mại tự do tại Hải Phòng khi xây dựng dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế đặc thù phát triển thành phố.

Xem xét nâng mệnh giá bảo hiểm y tế phù hợp mức chi trả của nhân dân

Phạm Đông |

Chủ tịch Quốc hội gợi ý, có thể nâng mệnh giá bảo hiểm y tế cho phù hợp với mức chi trả của nhân dân và điều kiện của ngân sách.

Kiến nghị hỗ trợ đảm bảo nguồn lao động cho các doanh nghiệp

Phạm Đông |

Cử tri và nhân dân lo lắng về chất lượng, hiệu quả của việc dạy và học trực tuyến, nhất là đối với học sinh tiểu học. Việc phải tiếp xúc thường xuyên với các thiết bị điện tử sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, nhất là các bệnh về mắt của các cháu.

Bộ Tài chính xem xét tăng mức giảm trừ gia cảnh

Mai Ánh |

Bộ Tài chính đang tiến hành đánh giá lại mức giảm trừ gia cảnh theo kiến nghị của các cử tri từ 6 tỉnh, thành phố.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.