TPHCM đề xuất tăng tỉ lệ ngân sách giữ lại lên 24-33%:

“Tiền đầu tư hiệu quả để ở đâu cũng tốt”

huyền trân - minh quân |

TP.Hồ Chí Minh đang xây dựng phương án đề xuất điều tiết tỉ lệ ngân sách giữ lại cho thành phố từ mức 18% hiện nay lên 24% giai đoạn 2021-2025 và 33% giai đoạn 2026-2030. Nếu đề xuất sắp tới được Trung ương chấp thuận thì TP.Hồ Chí Minh sẽ có thêm nguồn lực tài chính tập trung đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng, tạo động lực cho thành phố phát triển đột phá hơn, khi đó mức đóng góp cho ngân sách Trung ương hằng năm sẽ càng cao. Theo ông Trần Vĩnh Tuyến - Phó Chủ tịch UBND TP.Hồ Chí Minh, đồng tiền làm ra mà được đầu tư hiệu quả thì ở đâu cũng tốt, miễn đừng để lãng phí, thất thoát.

Thiếu tiền, hạ tầng giao thông phát triển ỳ ạch

TP.Hồ Chí Minh được xem là đầu tàu kinh tế của cả nước, là đầu mối quan trọng phát triển cả vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tuy nhiên hạ tầng giao thông trong nhiều năm qua vẫn phát triển ỳ ạch. Theo quy hoạch giao thông thành phố đến năm 2020 sẽ có 6 tuyến cao tốc kết nối, 3 tuyến đường vành đai, 8 tuyến metro… Tuy nhiên suốt nhiều năm qua, khu vực TPHCM chỉ có 2/6 tuyến cao tốc hoàn thành, chưa có tuyến metro nào đưa vào khai thác, các tuyến vành đai thì gần như giậm chân tại chỗ, nhiều tuyến đường kết nối sân bay Tân Sơn Nhất cũng ỳ ạch hoặc nằm trên giấy… Hạ tầng giao thông yếu kém, không chỉ làm tắc nghẽn giao thông trong nội đô mà ngay cả những tuyến cửa ngõ kết nối với các tỉnh lân cận trong vùng kinh tế cũng thường xuyên ùn tắc. Từ  đó, làm cho việc vận chuyển hàng hoá phục vụ sản xuất, xuất nhập khẩu bị chậm trễ, gia tăng chi phí… cản trở phát triển kinh tế của TPHCM và cả vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Một trong những nguyên nhân chính  khiến giao thông khu vực TPHCM chưa thể đầu tư phát triển đúng với quy hoạch là do nguồn lực tài chính của thành phố không đủ khả năng để phát triển nhanh hạ tầng giao thông.

Ngày 8.12, trao đổi với Báo Lao Động bên lề kỳ họp thứ 17 HĐND TP.Hồ Chí Minh khóa IX, ông Cao Thanh Bình - Phó ban Kinh tế - Ngân sách HĐND TP.Hồ Chí Minh - cho biết, dự kiến năm 2019 thành phố thu ngân sách đạt 412.000 tỉ đồng nhưng chỉ được giữ lại khoảng 75.000 tỉ đồng (tức 18%) để đầu tư cơ sở hạ tầng, y tế, giáo dục, anh sinh xã hội… Theo ông Bình, tỉ lệ ngân sách 18% mà Trung ương để lại cho thành phố giai đoạn 2018 - 2020 là rất khó khăn cho thành phố. Mặc dù thành phố có có nhiều nỗ lực nhưng vẫn không cân đối đủ nguồn vốn chi cho đầu tư phát triển. Chẳng hạn, giai đoạn 2016 - 2020, TP.Hồ Chí Minh cần 330.000 tỉ đồng để đầu tư phát triển nhưng hiện chỉ cân đối được 150.000 tỉ đồng.

Thành phố càng phát triển thì mức đóng góp cho ngân sách càng cao

Bên lề kỳ họp HĐND thứ 17, khóa IX đang diễn ra, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thành Phong cho rằng, tỉ lệ điều tiết ngân sách của Trung ương cho TPHCM ở mức 18% như hiện nay thuộc nhóm thấp, thậm chí thấp nhất thế giới. Với tỉ lệ ngân sách được giữ lại khá thấp như vậy nên khiến TPHCM gặp rất nhiều khó khăn cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. Do vậy, thành phố đang nghiên cứu, kiến nghị Trung ương điều chỉnh tỉ lệ phần trăm các khoản thu phân chia giữa ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương. Trong đó có đề nghị tăng tỉ lệ điều tiết hợp lý đối với TP.Hồ Chí Minh để bảo đảm thành phố có điều kiện phát triển bền vững, giữ vai trò đầu tàu kinh tế của cả nước. Theo đó, phương án đang được thành phố xây dựng đề xuất theo lộ trình 10 năm như: Giai đoạn 2018-2020, tỉ lệ điều tiết là 18% (Quốc hội đã quyết định); Giai đoạn 2021-2025, tỉ lệ điều tiết là 24%; Giai đoạn 2026-2030, tỉ lệ điều tiết là 33%, bằng mức điều tiết của năm 2003. Dự cuối năm nay, thành phố sẽ hoàn thiện đề án và trình các cơ quan Trung ương.

Để thuyết phục Trung ương chấp thuận, hiện UBND TP.Hồ Chí Minh đang chỉ đạo các sở ngành, các cơ quan liên quan xây dựng đề án chi tiết và minh chứng cụ thể hiệu quả của việc tỉ lệ ngân sách để lại như thế thì ảnh hưởng, tác động như thế nào. “Nếu như những công trình trọng điểm thành phố đang cần vốn để chi, nhưng không kịp thời đầu tư thì không những ảnh hưởng phát triển chung của thành phố, mà còn ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế vùng. Thành phố có đầy đủ cơ sở chứng minh một cách thuyết phục. Rất mong Trung ương đồng thuận và chia sẻ cùng thành phố. Có như vậy thành phố mới thực sự đột phá và xây dựng thành phố thông minh, sáng tạo thành hiện thực” - ông Bình  nói.

Chia sẻ về đề xuất tăng tỉ lệ ngân sách giữ lại lên 24-33%,  ông Trần Vĩnh Tuyến - Phó Chủ tịch UBND TP.Hồ Chí Minh, cho rằng nếu TP.Hồ Chí Minh có thêm ngân sách đầu tư cho hạ tầng, giao thông phát triển thì mức thu nộp vào ngân sách Trung ương để điều tiết chung cho cả nước sẽ còn nhiều hơn. Ông Tuyến ví dụ hiện giờ thành phố đóng góp 1.000 tỉ đồng, nếu có thêm nguồn vốn đầu tư cho thành phố phát triển hơn thì mức đóng góp sẽ cao hơn, có thể lên đến 1.200 tỉ đồng. Tuy vậy, ông Trần Vĩnh Tuyến cũng nhấn mạnh, cái quan trọng là tỉ lệ điều tiết để lại được sử dụng hiệu quả. Nguồn vốn cần được sử dụng hiệu quả, tránh tình trạng chạy vốn, đầu tư không hiệu quả, thất thoát ngân sách. Đồng tiền làm ra mà được đầu tư hiệu quả thì ở đâu cũng tốt, miễn đừng để lãng phí, thất thoát.

huyền trân - minh quân
TIN LIÊN QUAN

Bộ Tài chính xem xét tăng mức giảm trừ gia cảnh

Mai Ánh |

Bộ Tài chính đang tiến hành đánh giá lại mức giảm trừ gia cảnh theo kiến nghị của các cử tri từ 6 tỉnh, thành phố.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Vụ sập cầu Phong Châu, tìm thấy 1 thi thể trong xe tải dưới sông

Tô Công |

Phú Thọ - Chiều 20.9, lực lượng chức năng trong quá trình trục vớt kết cấu cầu Phong Châu bị sập và phương tiện đã phát hiện 1 thi thể trong chiếc xe tải.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.

Đánh người đấu giá đất ngay trụ sở UBND thị trấn ở Bình Định

Hoài Phương |

Công an huyện Phù Cát (Bình Định) đang vào cuộc làm rõ vụ đánh người tham gia đấu giá đất xảy ra tại trụ sở UBND thị trấn Cát Tiến.

Quảng Nam sẽ xây nhà mới cho cả làng bị họa sạt lở đe dọa

Hoàng Bin |

Quảng Nam sẽ bố trí tái định cư trước Tết cho cả ngôi làng phải di dời khẩn cấp do vết nứt lớn trên đồi cao đe dọa.

Công an xuất hiện tại công ty trúng nhiều gói thầu

HOÀI THANH |

Lực lượng Công an huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) đã có mặt tại trụ sở Công ty TNHH xây dựng và thương mại Tập đoàn Việt Anh.