Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước làm Trưởng ban lễ tang Đại tướng Lê Đức Anh

Vương Trần |

Quốc tang nguyên Chủ tịch Nước, Đại tướng Lê Đức Anh sẽ diễn ra trong hai ngày 3 và 4.5.

Chiều 27.4, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã phát thông cáo đặc biệt về sự ra đi của Đại tướng Lê Đức Anh - nguyên Chủ tịch Nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Theo đó, tang lễ Đại tướng Lê Đức Anh sẽ diễn ra với nghi thức Quốc tang. Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước Nguyễn Phú Trọng làm Trưởng Ban Lễ tang.

Theo thông cáo, lễ viếng Đại tướng Lê Đức Anh bắt đầu từ 7h đến 11h, ngày 3.5, tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội; Lễ truy điệu từ 11h và lễ an táng từ 17h cùng ngày tại nghĩa trang TPHCM. Cùng thời gian này, tại hội trường Thống Nhất TPHCM và hội trường UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cũng tổ chức lễ viếng, lễ truy điệu Đại tướng Lê Đức Anh.

Trong hai ngày Quốc tang (3 và 4.5), các công sở, các nơi công cộng treo cờ rủ và ngừng các hoạt động vui chơi giải trí.

Trước đó, như Lao Động đã đưa tin, vào 20h10 ngày 22.4, nguyên Chủ tịch Nước, Đại tướng Lê Đức Anh qua đời tại nhà ở số 5A, Hoàng Diệu, Hà Nội.

Nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh (1920-2019) có bí danh Sáu Nam. Quê quán xã Lộc An (Phú Lộc, Thừa Thiên Huế). Ông là lão thành cách mạng, từng tham gia vào nhiều cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.

Nguyên Chủ tịch Nước Lê Đức Anh được khen thưởng: Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Quân công hạng nhất, Huân chương Chiến công hạng nhì, Huân chương Chiến thắng hạng nhất và nhiều huân chương của Liên Xô (cũ), Cu Ba, Campuchia, Lào. Ông là đại biểu Quốc hội khóa: VI, VII, VIII và IX; Ủy viên Trung ương Đảng từ khóa IV đến VIII; Ủy viên Bộ Chính trị khóa: V, VI, VII và VIII.

Vương Trần
TIN LIÊN QUAN

Nguyên Chủ tịch Nước - Đại tướng Lê Đức Anh: Nhà chính trị, quân sự lỗi lạc

XUÂN HẢI - TRẦN VƯƠNG |

Cuộc đời hoạt động của nguyên Chủ tịch Nước - Đại tướng Lê Đức Anh đã để lại nhiều dấu ấn quan trọng đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Khi nhắc đến Đại tướng - nguyên Chủ tịch Nước Lê Đức Anh (còn gọi là anh Sáu Nam), nhiều người bày tỏ sự yêu quý, kính trọng trước một con người có tầm nhìn chiến lược, thông minh, sắc sảo, cẩn trọng nhưng cũng giàu lòng nhân ái, giản dị.

Lãnh đạo cấp cao Lào gửi điện chia buồn đồng chí Lê Đức Anh từ trần

Theo TTXVN |

Đồng chí Lê Đức Anh là người đã có những đóng góp quan trọng trong việc tăng cường, phát triển mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, tình đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác toàn diện giữa Lào và Việt Nam.

Bộ ảnh quý về dấu ấn hoạt động của Đại tướng Lê Đức Anh

VƯƠNG TRẦN |

Sau Cách mạng Tháng 8.1945, đồng chí Lê Đức Anh tham gia quân đội và bắt đầu cuộc đời binh nghiệp đầy gian khổ và oanh liệt. Hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược đã tôi luyện ý chí và tài năng giúp Đại tướng trưởng thành và có những đóng góp quan trọng trên các cương vị được Đảng, Nhà nước và Quân đội giao phó.

Bộ Tài chính xem xét tăng mức giảm trừ gia cảnh

Mai Ánh |

Bộ Tài chính đang tiến hành đánh giá lại mức giảm trừ gia cảnh theo kiến nghị của các cử tri từ 6 tỉnh, thành phố.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Vụ sập cầu Phong Châu, tìm thấy 1 thi thể trong xe tải dưới sông

Tô Công |

Phú Thọ - Chiều 20.9, lực lượng chức năng trong quá trình trục vớt kết cấu cầu Phong Châu bị sập và phương tiện đã phát hiện 1 thi thể trong chiếc xe tải.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.