Trước phiên chất vấn tại Quốc hội: Cử tri thiết tha, nhiều vấn đề nóng chờ các bộ trưởng

PHƯƠNG NGÔ |

Dự kiến từ ngày 4.6 - 6.6 tới, các bộ trưởng GTVT, GDĐT, LĐTBXH, TNMT sẽ lần lượt trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội (ĐBQH). Trước thềm diễn ra phiên chất vấn, nhiều tâm tư nguyện vọng của cử tri được gửi gắm qua các ĐBQH, hứa hẹn những vấn đề nóng đang chờ các bộ trưởng trả lời.

Nhiều gửi gắm của cử tri

Trả lời câu hỏi của PV Báo Lao Động, ĐBQH Đỗ Văn Sinh cho rằng, với số lượng đông đảo ĐBQH muốn chất vấn bộ trưởng cho thấy tâm tư nguyện vọng của nhân dân là rất lớn. “ĐBQH đại diện cho cử tri cả nước, đại diện cho 94 triệu dân mà chỉ có 500 đại biểu. Ngoài ra luật pháp cũng có thể chưa trải hết được, chưa nói là đi vào cuộc sống thì sẽ khó khăn hơn. Đây cũng là dịp cho đại diện của cử tri, đại diện cho nhân dân yêu cầu các cơ quan hành pháp trả lời trước dân về các vấn đề họ quan tâm” - ĐBQH Đỗ Văn Sinh nói.

Ngoài ra, ĐBQH Đỗ Văn Sinh cũng kỳ vọng việc tranh luận, chất vấn và trả lời chất vấn đáp ứng được nhu cầu cuộc sống. Tất cả những vấn đề vướng mắc phát sinh liên quan đến hệ thống luật pháp trong phiên chất vấn này là cơ hội để các cá nhân trả lời chất vấn có thể phản ánh quay trở lại Quốc hội.

Còn theo ĐBQH Nguyễn Lâm Thành (đoàn Lạng Sơn), ông kỳ vọng tại phiên trả lời chất vấn Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ sẽ làm rõ hơn những nội dung về sử dụng ngân sách, phân bổ vốn, cơ cấu nền kinh tế, việc đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công.

“Tôi quan tâm đến vấn đề phân bổ ngân sách thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của quốc gia cũng như của địa phương. Trong đó, vấn đề phân bổ ngân sách thực hiện các chương trình liên quan đến vùng đồng bào miền núi dân tộc. Vừa qua đã có nhiều chính sách ưu tiên cho lĩnh vực này nhưng trên thực tế việc phân bổ ngân sách cho thực hiện các chính sách dân tộc còn hạn chế. Điều này gây trở ngại trong quá trình thực hiện mục tiêu hiệu quả đối với việc thực hiện chính sách dân tộc. Đó là vấn đề các đại biểu miền núi và vùng dân tộc sẽ quan tâm tại kỳ họp này” - ĐBQH Nguyễn Lâm Thành cho biết.

ĐBQH Trương Trọng Nghĩa nhấn mạnh việc cần thiết phải chất vấn và sẽ có ý kiến về những băn khoăn quanh việc cho thuê đất 99 năm tại các đặc khu.

Trong khi đó, ĐBQH Nguyễn Thị Kim Thúy đặc biệt quan tâm đến nạn bạo hành trẻ mầm non và công tác quản lý, chăm sóc trẻ em hiện nay. Theo ĐBQH này, nạn bảo hành trẻ em, nhất là bạo hành ở bậc mầm non rất đáng báo động, trong khi trẻ em mầm non rất ngây thơ, non nớt mà phải chịu những bạo hành sẽ ảnh hưởng đến quá trình hình thành nhân cách. Việc đưa ra biện pháp làm thế nào để ngăn chặn, chấm dứt tình trạng bạo hành, xâm hại trẻ em sẽ được ĐBQH này đặc biệt quan tâm.

ĐBQH Nguyễn Thị Kim Thúy cũng hy vọng phần trả lời của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ sẽ làm rõ một số vấn đề về cổ phần hóa doanh nghiệp, những vấn đề liên quan đến tài chính ngân sách, sử dụng vốn ODA.

1 phút và 3 phút: Cơ hội và thách thức cho các Bộ trưởng

Trao đổi về việc đổi mới chất vấn, ĐBQH Nguyễn Thị Kim Thúy cho hay việc chất vấn hỏi nhanh - đáp gọn sẽ giúp người hỏi hỏi thẳng vào vấn đề chứ không cần giải thích. “Với các bộ trưởng trả lời, chỉ có 3 phút cho mỗi câu hỏi là khá “căng”, theo đó các bộ trưởng phải trả lời thẳng vào vấn đề chứ không báo cáo thành tích hay những việc làm được như trước. Như thế bộ trưởng cũng phải nắm chắc vấn đề của mình, phần nào chưa chắc bộ trưởng có thể trả lời bằng văn bản”.

Cũng theo bà Nguyễn Thị Kim Thúy, hiện nay tranh luận trong chất vấn rất hay, nếu bộ trưởng trả lời chưa chuẩn xác, các đại biểu có thể tranh luận lại. “Đây có thể là thách thức nhưng cũng là cơ hội nếu như các bộ trưởng nắm rõ vấn đề thì sẽ biến thành cơ hội chia sẻ với Quốc hội, Chính phủ, đồng thời chia sẻ được với người dân cả nước những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực thi nhiệm vụ của bộ trưởng.

Cũng chia sẻ về 1 phút và 3 phút, theo ĐBQH Trương Trọng Nghĩa, quyết định nào cũng có mặt này mặt kia. Riêng việc giới hạn thời gian 3 phút cho việc trả lời sẽ làm cho các bộ trưởng phải tập trung vào các vấn đề chính để không lan man. Tuy nhiên, có những đại biểu cần hơn 1 phút để hỏi và có bộ trưởng cần hơn 3 phút để trả lời, vấn đề này cần sự linh hoạt ở người 
điều hành.

Chung quan điểm, ĐBQH Đỗ Văn Sinh cho hay trước kia Quốc hội cho chất vấn 2 phút, sau đó tập hợp lại rồi trả lời. “Bây giờ cách làm hỏi 1 phút và trả lời 3 phút tôi thấy rất hay vì sẽ tăng thêm được số lượng câu hỏi, tăng tính tranh luận và phản biện, đặc biệt là sẽ nâng cao tính chất câu hỏi và trả lời câu hỏi” - ông Sinh nói.

Trả lời câu hỏi của PV Báo Lao Động về việc có hay không nguy cơ vì giới hạn thời gian trả lời 3 phút mà các bộ trưởng sẽ xin trả lời bằng văn bản với lý do thời gian không đủ trả lời, ĐBQH Đỗ Văn Sinh cho rằng ông tin các bộ trưởng đều có trình độ và việc xin phép trả lời bằng văn bản để thoái lui sẽ khó vì những vấn đề về mặt chiến lược, trách nhiệm và vấn đề lớn thì các bộ trưởng sẽ trả lời tốt. Tuy nhiên, “nếu vấn đề nhỏ quá thì thực sự rất khó vì cả ngành rất rộng, trải dài nhiều vấn đề trên toàn quốc và liên quan đến cả xuyên quốc gia, cái đó phải thông cảm cho các bộ trưởng. Nếu trả lời về mặt quan điểm, chiến lược, biện pháp thì tôi nghĩ các bộ trưởng trả lời rất tốt” - ông Sinh khẳng định.

ĐBQH Phạm Tất Thắng (đoàn Vĩnh Long) cho rằng trước đây, mỗi đại biểu có thể nêu 2-3 câu hỏi, sau đó các thành viên Chính phủ sẽ gom vấn đề theo nhóm rồi trả lời. Điều này sẽ giải quyết được câu chuyện có thể trả lời vấn đề một cách tổng thể nhưng trực tiếp vào từng câu hỏi của đại biểu thì chưa chắc chắn. “Còn đây là trả lời đúng vào câu hỏi của đại biểu thì tính chất vấn tăng lên. Và trả lời 3 câu hỏi một lúc sẽ tiết kiệm thời gian hơn” - ĐBQH Phạm Tất Thắng cũng hy vọng, với việc dành trọn 3 ngày cho phiên chất vấn, hy vọng những vấn đề mà cử tri cả nước quan tâm sẽ được đề cập trực tiếp, sâu sát hơn.

Nói thêm về việc hỏi và trả lời, ĐBQH Nguyễn Thị Kim Thúy cho rằng: “Tôi kỳ vọng rằng giám sát hiệu quả nhất vẫn là thể hiện tại phiên chất vấn. Như thế này thì tất cả đại biểu đều biết, cử tri, Chính phủ đều biết và phải quan tâm hơn vì người ta đã đặt lên bàn nghị sự. Trước việc chất vấn trực tiếp như này buộc họ phải rốt ráo, không chỉ ở phía đại biểu mà ngay cả các thành viên Chính phủ, đây là cơ hội để các thành viên Chính phủ giãi bày để đại biểu, cử tri hiểu, thông cảm, chia sẻ với những khó khăn của ngành” - bà Nguyễn Thị Kim Thúy cho biết.

Bà Nguyễn Thanh Hải - Trưởng ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Bà Nguyễn Thanh Hải - Trưởng ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

BÀ NGUYỄN THANH HẢI - TRƯỞNG BAN DÂN NGUYỆN CỦA UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI:

Cử tri yên tâm vì biết được lộ trình giải quyết

Theo bà Nguyễn Thanh Hải - Trưởng ban Dân nguyện của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội - nội dung chất vấn sẽ tuỳ thuộc vấn đề mà cử chi nêu và các vấn đề mà đại biểu Quốc hội chất vấn để lựa chọn ra các nhóm vấn đề.

Bên cạnh đó, việc trả lời kiến nghị cử tri thời gian qua nhờ sự nỗ lực của Chính phủ đã chuyển biến tích cực ở các phương diện là chất lượng giải quyết, thời hạn giải quyết và đặc biệt là thời hạn trả lời. Tất cả các vấn đề cử tri nêu đều phải được trả lời, những câu trả lời như: “Chúng tôi sẽ tiếp thu, nghiên cứu và giải quyết trong thời gian tới” đã không còn nữa mà thay vào đó là: “Chúng tôi xin tiếp thu và trả lời đại biểu rằng vì thiếu nguồn lực, thiếu tiền, thiếu hành lang pháp lý,… Vì vậy chúng tôi xin dự kiến sẽ giải quyết trong năm 2018, năm 2020 và có những kiến nghị đến 2026”. Theo bà Hải, dù thời hạn nhanh hay chậm nhưng những câu trả lời này làm cử tri yên tâm vì họ biết được lộ trình giải quyết.

Sự chuyển biến tích cực này, nguyên nhân là theo sự vận hành năng động của Chính phủ và các ban ngành. Trên thực tế, mọi chủ chương, chính sách và việc tổ chức thực hiện đều nhận sự đánh giá và phản ánh từ người dân, vì vậy, việc trả lời lại cho người dân là hết sức quan trọng. Quốc hội cũng đã đổi mới phương thức hoạt động, trở nên bài bản và có tổ chức; phối hợp, chia lửa giữa các bộ trưởng. LÊ PHƯƠNG ghi

PHƯƠNG NGÔ
TIN LIÊN QUAN

Công bố Chương trình phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 5

Xuân Hải |

Chiều 1.6, Văn phòng Quốc hội vừa có chương trình phiên họp chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV. Theo chương trình phiên họp chất vấn và trả lời chất vấn diễn ra từ 4-6.6.2018.

Những vấn đề "nóng" nào đợi Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể tại chất vấn Quốc hội?

ngô cường |

Các chuyên gia giao thông đánh giá, trong các vấn đề nổi cộm ngành giao thông vận tải, vấn đề xử lý triệt để những tồn tại đối với các dự án giao thông đầu tư theo hình thức xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT) được quan tâm hơn cả tại phiên chất vấn Quốc hội của Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể vào tuần tới.

Ngày 4.6: 4 bộ trưởng trả lời chất vấn về BOT, quản lý đất đai, thị trường lao động

KHÁNH HOÀ |

Sáng 28.5, trong họp báo bất thường tại Trung tâm báo chí Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, 4 bộ trưởng sẽ đăng đàn để trả lời chất vấn về 4 nhóm vấn đề “nóng” nhất do cử tri và ĐBQH phản ánh đề xuất, trong đó, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể đứng đầu bảng trong danh sách đề nghị chất vấn và dự kiến sẽ trả lời về các vấn đề liên quan tới các dự án BOT, an toàn giao thông.

Phó Chủ tịch xã ở Lạng Sơn bị uy hiếp bằng ảnh nhạy cảm

An Khánh |

Lạng Sơn - Cơ quan chức năng đang xác minh việc một Phó Chủ tịch xã ở huyện Cao Lộc bị tung ảnh nhạy cảm để tống tiền.

Đất đá sạt lở đè trúng 2 xe ô tô trên Quốc lộ 6

Minh Chuyên |

Sơn La - Mưa kéo dài đã khiến lượng lớn đất sạt lở đè trúng 2 xe ô tô đang di chuyển trên Quốc lộ 6.

Kỳ Duyên bị so học vấn với dàn hoa hậu Đại học Ngoại thương

NGUYỄN ĐẠT |

Hoa hậu Kỳ Duyên chưa tốt nghiệp đại học tiếp tục gây tranh cãi. Kỳ Duyên bị so sánh việc học tập với nhiều hoa hậu cùng học tại Đại học Ngoại thương.

LD 24069: Ước nguyện phẫu thuật cho con vùi dưới đất lạnh

DƯƠNG THÙY |

Sau vụ sạt lở đất khiến hàng chục người chết, cô giáo Trương Thị Mai Ân đã ra đi khi ước nguyện lớn nhất là phẫu thuật lồng ngực cho con gái còn dang dở.

Không được kiểm toán, cổ phiếu ITA bị đình chỉ giao dịch

Gia Miêu |

Cổ phiếu ITA của Công ty Cổ phần Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo sẽ bị đình chỉ giao dịch kể từ ngày 26.9.2024.