Từng bước nới dần giãn cách xã hội, giúp phục hồi kinh tế TPHCM

Phạm Đông |

Theo Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, những cơ hội kinh tế đang mở ra không chỉ bù đắp lại mất mát đã qua mà còn tạo cơ hội lớn để bứt phá. Mục tiêu đặt ra là tiếp tục kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, từng bước nới dần giãn cách xã hội, giúp phục hồi kinh tế TPHCM.

Dịch COVID-19 gây ra nhiều tác động tiêu cực

Sáng 2.10, tại Phủ Chủ tịch, thành phố Hà Nội, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh tiếp xúc cử tri chuyên đề với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố theo hình thức trực tuyến.

Lần tiếp xúc cử tri này có sự tham gia của hơn 150 doanh nhân đại diện các doanh nghiệp thành phố. Các đơn vị cùng nêu ra những khó khăn, vướng mắc do đại dịch gây ra để các cơ quan chung tay tháo gỡ.

Bà Văn Thị Bạch Tuyết, Phó trưởng đoàn ĐBQH TPHCM - cho biết, tình hình dịch COVID-19 đã và đang tác động nghiêm trọng vào mọi mặt của TPHCM.

Theo bà Tuyết, trong bối cảnh khó khăn, Trung ương và TP đã ban hành nhiều chính sách, chia sẻ với khó khăn của doanh nghiệp, người dân và thành phố cũng ghi nhận sự đồng hành của doanh nghiệp, doanh nhân đóng góp cho nền kinh tế, giúp sớm trở lại môi trường bình thường mới.

Kỳ họp thứ 2, Quốc hội sẽ xem xét, quyết định nhiều nội dung, trong đó có xem xét báo cáo của Chính phủ về công tác phòng chống dịch, áp dụng các biện pháp đặc biệt trong phòng chống dịch.

Phát biểu tại buổi tiếp xúc cử tri, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao sáng kiến của lãnh đạo đoàn ĐBQH TPHCM khi có nhiều đề xuất kịp thời trong bối cảnh dịch COVID-19 còn diễn biến nặng.

Chủ tịch nước cũng hoan nghênh ĐBQH và các cơ quan chức năng có mặt đông đủ cùng trên 150 doanh, các đơn vị như Ngân hàng Nhà nước, Tổng cục Thuế… để trực tiếp giải thích các chính sách, làm rõ mục tiêu đưa ra là tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp để phục hồi sản xuất.

Đồng thời Chủ tịch nước cũng gửi lời chia sẻ với người dân TP.HCM về những đau thương, mất mát quá lớn do tác động của đại dịch. Ông bày tỏ sự đồng cảm với những vất vả, khó khăn, kể cả thiệt hại về việc làm, kinh tế, sinh kế của người dân, doanh nghiệp do tuân thủ giãn cách xã hội khi dịch xảy ra hơn 4 tháng ở TPHCM.

Chủ tịch nước nhấn mạnh, hội nghị nhằm nghe kiến nghị của người dân, doanh nghiệp. TPHCM và các cấp, các ngành ở Trung ương sẽ trả lời vấn đề đặt ra của các doanh nghiệp. Tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp trên nhiều lĩnh vực tài chính, ngân hàng, nguồn lao động, lưu thông hàng hóa… để giúp từng bước mở rộng quy mô kinh doanh, trở lại với các điều kiện an toàn.

Theo Chủ tịch nước, dịch COVID-19 vừa qua đã khiến hàng chục nghìn doanh nghiệp phải đóng cửa, giải thể, ngừng hoạt động. Trong 9 tháng đầu năm có hơn 90.300 doanh nghiệp ngừng hoạt động, riêng TPHCM có gần 16.000 doanh nghiệp ngừng hoạt động và giải thể.

Ngoài ra, GDP của TPHCM trong 9 tháng đầu năm đạt mức thấp nhất thời gian qua; tình hình kinh tế và an sinh xã hội là vấn đề bức bối; toàn bộ nền kinh tế thành phố, thu nhập, sức mua của người dân, doanh nghiệp bị thiệt hại lớn.

Buổi tiếp xúc cử tri tại đầu cầu Văn phòng Chủ tịch nước. Ảnh: H. Vũ.
Buổi tiếp xúc cử tri tại đầu cầu Văn phòng Chủ tịch nước. Ảnh: H. Vũ.

Khó khăn chỉ là tạm thời, cơ hội kinh tế đang mở ra

Trong bối cảnh đó, Chủ tịch nước ghi nhận sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương và TP.HCM cũng như sự đồng lòng, đoàn kết của cộng đồng doanh nghiệp để vượt qua khó khăn.

Chủ tịch nước nhấn mạnh, đây là thời kỳ khó khăn nhất sau 35 năm đổi mới. Ông biểu dương doanh nhân Việt Nam và TP.HCM khi đồng hành, chung sức cùng chính quyền, hỗ trợ tài lực, vật lực để chống dịch. Một số doanh nghiệp gặp khó khăn, chi phí sản xuất tăng cao và không an toàn nhưng vẫn cố gắng vượt khó để giữ sản xuất, tạo công ăn việc làm, giữ chân người lao động.

Theo Chủ tịch nước, khó khăn hiện nay chỉ là tạm thời, tương lai còn nhiều thách thức. Những cơ hội kinh tế đang mở ra không chỉ bù đắp lại mất mát đã qua mà còn tạo cơ hội lớn để bứt phá.

Chủ tịch nước cũng khẳng định Đảng, Nhà nước và chính quyền TPHCM cùng các bộ, ngành Trung ương đang và sẽ tiếp tục kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, từng bước nới dần giãn cách xã hội, giúp phục hồi kinh tế TPHCM. Đặc biệt, các cơ quan Trung ương sẽ có chính sách cụ thể hỗ trợ cho doanh nghiệp về tài chính, tiền tệ.

Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

Nhiều doanh nghiệp ở TPHCM tăng tốc ngay sau nới lỏng giãn cách

Huân Cao |

Từ ngày 1.10, TPHCM nới lỏng giãn cách xã hội, nhiều doanh nghiệp đã bắt tay ngay vào sản xuất, kinh doanh và mở rộng hoạt động trên tinh thần "sản xuất phải an toàn".

TPHCM cho xe buýt, taxi, ôtô công nghệ hoạt động lại từ 5.10

MINH QUÂN |

Từ ngày 5.10, TPHCM cho phép xe buýt, xe khách, ôtô công nghệ dưới 9 chỗ và xe du lịch sẽ được hoạt động trở lại. Riêng xe ôm truyền thống và xe ôm công nghệ chưa được phép hoạt động.

Sở Y tế TPHCM xác minh bệnh viện tư thu hàng trăm triệu điều trị COVID-19

Huyên Nguyễn |

Thanh tra Sở Y tế TPHCM đang xác minh vụ việc bệnh viện tư nhân thu hàng trăm triệu đồng của bệnh nhân điều trị COVID-19.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.