Ưu tiên chi ngân sách cho đầu tư phát triển

ĐÌNH TRƯỜNG |

Bộ Tài chính cho biết, dự toán chi đầu tư phát triển trong năm 2023 là 726,7 nghìn tỉ đồng, chiếm 35% tổng chi ngân sách nhà nước (NSNN). Đây sẽ là một thách thức lớn trong bối cảnh giải ngân chi đầu tư phát triển chậm trong năm 2022, đến cuối năm mới chỉ đạt hơn 70%.

Chi đầu tư phát triển tăng gần 40%

Bộ Tài chính vừa công khai Báo cáo ngân sách dành cho công dân - Dự toán NSNN năm 2023 do Quốc hội quyết định. Báo cáo nhằm đưa tới những con số, thông tin tổng quát về dự toán thu chi NSNN trong năm nay.

Cơ quan này nhận định rằng trong năm 2023, ở trong nước, nền kinh tế vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, từ việc sức mua của các thị trường bên ngoài bị thu hẹp, áp lực lạm phát, tỉ giá gia tăng, các vấn đề nội tại của nền kinh tế, năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức chống chịu và khả năng cạnh tranh chưa cao; thị trường tài chính, thị trường vốn chịu ảnh hưởng bởi diễn biến phức tạp của thị trường thế giới, cũng như tác động từ các vụ việc vi phạm pháp luật của một số tổ chức, cá nhân...

Từ đó, Bộ Tài chính xác định mục tiêu, nhiệm vụ tài chính - NSNN năm 2023 là đẩy mạnh thực hiện chính sách tài khóa hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; tiếp tục cơ cấu lại NSNN, nợ công gắn với huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính, góp phần kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, các mục tiêu kế hoạch tài chính quốc gia, vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021-2025, đảm bảo nguồn cho cải cách tiền lương và chính sách bảo hiểm xã hội khi được thực hiện; đẩy mạnh thực hiện cơ chế tự chủ, tự đảm bảo kinh phí hoạt động khu vực sự nghiệp công lập theo các Nghị quyết của Trung ương.

Đáng chú ý, theo báo cáo ngân sách vừa công bố, năm 2023 dự toán tổng số thu NSNN 1.620,7 nghìn tỉ đồng. Tỉ lệ huy động vào NSNN khoảng 15,7% GDP, trong đó từ thuế, phí khoảng 13,3% GDP. Cũng theo báo cáo này, dự toán tổng số thu ngân sách Trung ương năm 2023 là 863,5 nghìn tỉ đồng, tổng số thu ngân sách địa phương là 757,2 nghìn tỉ đồng.

Trong khi đó, dự toán tổng số chi NSNN là 2.076,2 nghìn tỉ đồng, tăng 16,3% so với dự toán chi năm 2022. Con số đáng chú ý trong đó khi chi đầu tư phát triển 726,7 nghìn tỉ đồng, chiếm 35% tổng chi NSNN. Theo tính toán, mức chi này tăng 38,1% so với dự toán năm 2022.

Cần khắc phục "bệnh" chậm giải ngân

Một trong những tồn tại được Bộ Tài chính chỉ ra trong Hội nghị tổng kết cuối năm qua đó là giải ngân chi đầu tư phát triển đạt kết quả chậm. Đến ngày 15.12 vừa qua, chi đầu tư phát triển mới đạt 72,4% dự toán.

Nguyên nhân được cơ quan này đưa ra đó là "do chưa chuẩn bị đầy đủ khâu chuẩn bị đầu tư như phê duyệt dự án, đấu thầu, đấu giá, giải phóng mặt bằng...".

Nói về vấn đề chậm giải ngân này, theo chuyên gia kinh tế - PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, các quy định của nhà nước gần như đã có hết, vấn đề quan trọng là quá trình thực thi của các cơ quan liên quan phải đúng theo trình tự và phải nhanh chóng đáp ứng các yêu cầu, kể cả về mặt cơ sở pháp lý, cũng như yêu cầu khoa học kỹ thuật.

Đồng thời, đã là kế hoạch thì luôn có sự sai lệch so với thực tiễn, vì vậy phải thường xuyên kiểm tra, phát hiện để điều chỉnh những sai lệch đó, giúp cho các chủ đầu tư thực hiện tốt nhất kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản, đồng thời đáp ứng yêu cầu về vốn cũng như nguyên nhân vật liệu và nguồn nhân lực, vật tư để đẩy mạnh giải ngân.

Về phía cơ quan chức năng, Bộ Tài chính cho biết, năm 2023 sẽ tổ chức điều hành chi NSNN chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả, trong phạm vi dự toán Quốc hội quyết định; tiếp tục cơ cấu lại chi NSNN, ưu tiên chi đầu tư phát triển các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội quan trọng, thiết yếu, triển khai quyết liệt, có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp của Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, các Chương trình mục tiêu quốc gia. Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công nhằm tạo động lực cho phục hồi và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

ĐÌNH TRƯỜNG
TIN LIÊN QUAN

Điều chỉnh dự toán chi ngân sách của Trường Trung cấp Luật Tây Bắc

PHẠM ĐÔNG |

Tiếp tục phiên họp thứ 18, ngày 21.12 Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về việc xem xét, quyết định việc điều chỉnh dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2022 của Trường Trung cấp Luật Tây Bắc từ Bộ Tư pháp sang UBND tỉnh Sơn La.

Phân bổ 88,6 triệu USD cho 16 tỉnh đầu tư phát triển mạng lưới y tế cơ sở

PHẠM ĐÔNG |

Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí cho phép bố trí kế hoạch vốn nước ngoài 88,6 triệu USD trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 cho chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới để thực hiện chương trình đầu tư phát triển mạng lưới y tế cơ sở.

Kon Tum kêu gọi đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ, thúc đẩy công nghiệp

H.A |

Xác định công nghiệp hỗ trợ là một trong những lĩnh vực quan trọng, tạo động lực thúc đẩy sản xuất công nghiệp phát triển, những năm qua, tỉnh Kon Tum đã triển khai nhiều chương trình, kế hoạch nhằm kêu gọi, thu hút đầu tư vào lĩnh vực này.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.