Đã đến lúc có một cơ quan quản lý nợ công

Cẩm Hà |

Các chuyên gia quốc tế cho rằng sự sắp xếp mang tính phân tán trong quản lý nợ công của Việt Nam dẫn đến thông tin không tập hợp, thiếu nhất quán nên ảnh hưởng đến việc ra quyết định. Do đó, cần thống nhất các chức năng quản lý nợ như trong chiến lược nợ công đã đề ra.

Việc quản lý nợ công đang phân tán ra nhiều cơ quan, đơn vị. Ảnh: MOF
Việc quản lý nợ công đang phân tán ra nhiều cơ quan, đơn vị. Ảnh: MOF
Thảo luận về vấn đề quản lý nợ công tại Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho biết, hiện nay chính sách quản lý nợ công gắn với chính sách tài khóa và tiền tệ.

Tuy nhiên, chính sách quản lý nợ công mới chủ yếu tập trung vào huy động các nguồn vay ưu đãi, nghiệp vụ theo thông lệ quốc tế chưa thực hiện đầy đủ như: Giám sát và đánh giá tất cả các khoản vay và giao dịch nợ để đảm bảo phù hợp với các thông số rủi ro đề ra trong chiến lược nợ; giám sát rủi ro toàn bộ danh mục nợ chính phủ, kết nối giữa chính sách quản lý ngân quỹ và quản lý nợ công, cơ sở dữ liệu chia sẻ chung về nợ công…

Với mục tiêu đến năm 2030 trở thành nước thu nhập trung bình cao, xếp hạng tín nhiệm quốc gia lên mức đầu tư và trong bối cảnh vị thế, vai trò kinh tế của Việt Nam có nhiều thay đổi tích cực, khả năng tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi sẽ giảm đi, danh mục nợ sẽ phát sinh thêm nhiều loại rủi ro. Điều này đòi hỏi có sự quản lý đồng bộ, thống nhất, chuyên nghiệp hóa để tăng cường hiệu quả hoạch định chính sách và đạt được cơ cấu chi phí - rủi ro nợ công phù hợp với mục tiêu quản lý đặt ra.

Chính vì vậy theo ông Nguyễn Đức Chi, việc nghiên cứu phát triển mô hình cơ quan quản lý nợ công (DMO) với đầy đủ chức năng theo thông lệ quốc tế phù hợp với trình độ phát triển nhu cầu quản lý của Việt Nam trong từng giai đoạn là cần thiết. Song song với cải cách thể chế, sẽ tiếp tục hoàn thiện công cụ quản lý nợ, cơ chế kiểm soát rủi ro đảm bảo dư địa tài khóa và chính sách để phấn đấu mục tiêu nêu trên.

Ông Francois Painchaud - Trưởng đại diện IMF tại Việt Nam cũng nhận định, dù đạt được những kết quả đáng kể trong công tác quản lý nợ công, cơ chế quản lý nợ của Việt Nam vẫn mang tính phân tán. Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính) là cơ quan đầu mối phụ trách về quản lý nợ nước ngoài. Nợ trong nước lại được quản lý bởi một loạt các đơn vị khác như Kho bạc Nhà nước, Vụ Tài chính ngân hàng, Vụ Ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước cũng có vai trò nhất định trong quản lý, giám sát nợ nước ngoài.

“Sự sắp xếp mang tính phân tán này dẫn đến thông tin không tập hợp, thiếu nhất quán nên ảnh hưởng đến việc ra quyết định. Do đó, cần thống nhất các chức năng quản lý nợ như trong chiến lược nợ công đã đề ra”- đại diện IMF nêu quan điểm.

Khi chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về cải cách quản lý nợ công, ông Mike Williams (chuyên gia độc lập của IMF) cũng cho biết, có 6 yếu tố cấu thành nên một thông lệ quản lý nợ công tốt, gồm: Mục tiêu quản lý nợ và sự phối hợp; minh bạch và trách nhiệm giải trình; khuôn khổ thể chế; chiến lược quản lý nợ; khuôn khổ quản lý rủi ro; phát triển, duy trì một thị trường hiệu quả cho trái phiếu Chính phủ.

Song trong bất kỳ bối cảnh nào, việc tập trung các chức năng quản lý nợ về một nơi và hình thành cơ quan quản lý nợ chuyên trách là xu hướng, thông lệ tốt của thế giới. Cơ quan này có thể độc lập, thuộc Bộ Tài chính hoặc thuộc Ngân hàng Nhà nước. Thiết lập mô hình cơ quan quản lý nợ (DMO) mới chỉ là bước khởi đầu và không phải tất cả các DMO đều thành công ngay - ít nhất trong giai đoạn đầu.          

Cẩm Hà
TIN LIÊN QUAN

Nhật Bản nợ công cao kỷ lục, vượt ngưỡng 1 triệu tỉ yên

Hồng Hạnh |

Ngày 10.5, Bộ Tài chính Nhật Bản cho biết nợ công dài hạn của chính phủ Nhật Bản lần đầu tiên vượt ngưỡng 1 triệu tỉ yên (7.700 tỉ USD) trong năm tài khoá 2021 kết thúc vào tháng 3.

Nợ công của Trung Quốc tăng nhanh nhất thế giới

Khánh Minh |

Nợ công toàn cầu sẽ tăng lên mức kỷ lục 71 nghìn tỉ USD vào năm 2022, trong đó nợ công Trung Quốc tăng nhanh nhất.

Chưa cần thiết nâng trần nợ công

Cao Nguyên |

Theo quy định hiện nay, trần nợ công hằng năm không được vượt quá 60% GDP, ngưỡng cảnh báo là 55% GDP. Trong bối cảnh khó khăn như hiện nay, nền kinh tế cần thêm các gói hỗ trợ từ Chính phủ nên có nhiều ý kiến đề xuất tăng trần nợ công lên mức 65%. Nhưng thực tế, hiện nay nợ công vẫn còn cách ngưỡng an toàn khoảng 16% GDP nếu tính theo GDP mới năm 2020, vì vậy, có nâng trần nợ công hay không là một phương án cần phải tính toán.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.