Tín dụng chính sách tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số tại Gia Lai

V.H |

Nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách, những năm qua kinh tế của tỉnh Gia Lai đạt tốc độ tăng trưởng khá. Tín dụng chính sách bước đầu đã làm thay đổi nhận thức tích cực lao động sản xuất phát triển kinh tế gia đình, tạo việc làm, góp phần xoá đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Phát biểu khai mạc Hội nghị Hội nghị tổng kết 10 năm (2007 - 2017) thực hiện tín dụng chính sách xã hội đối với đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Gia Lai, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Đức Hoàng cho biết, là tỉnh nghèo miền núi ở Bắc Tây Nguyên, Gia Lai có điểm xuất phát thấp, năng suất lao động thấp. Đời sống của một bộ phận nhân dân còn nhiều khó khăn, nhất là đồng bào DTTS ở vùng sâu, vùng xa. Trình độ sản xuất nông nghiệp của người dân còn lạc hậu.

Tại đây, các chính sách an sinh xã hội đã được quan tâm chỉ đạo, đặc biệt là chính sách tín dụng ưu đãi được triển khai có hiệu quả, giúp hộ đồng bào DTTS dễ dàng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính sách để đầu tư phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo. Nhờ đó những năm qua kinh tế của tỉnh đạt tốc độ tăng trưởng khá; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; thu nhập bình quân đầu người đạt 38,2 triệu đồng/năm vào năm 2016, gấp 2,58 lần so năm 2010; đời sống vật chất, tinh thần của đại bộ phận người dân, nhất là vùng đồng bào DTTS từng bước cải thiện, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.

Báo cáo tại hội nghị, Giám đốc NHCSXH tỉnh Gia Lai Lê Văn Chí cho biết, qua 10 năm thực hiện, doanh số cho vay tín dụng chính sách trên địa bàn đạt 8.639,9 tỉ đồng, với 458.609 lượt hộ vay, trong đó doanh số cho vay hộ đồng bào DTTS là 3.455,6 tỉ đồng, với 203.216 lượt hộ vay. Tổng dư nợ các chương trình tín dụng đến 31/3/2018 đạt 4.046,6 tỉ đồng, tăng 3.311,6 tỉ đồng so năm 2007, tăng gấp 5,5 lần. Riêng hộ đồng bào DTTS được thụ hưởng hầu hết các chương trình tín dụng tại NHCSXH, cụ thể có 80.105 khách hàng là hộ đồng bào DTTS đang còn dư nợ, chiếm 50,12% số hộ dư nợ tại NHCSXH, với dư nợ là 1.890,6 tỉ đồng, chiếm 46,72% tổng dư nợ, dư nợ bình quân hộ DTTS đạt hơn 26,66 triệu đồng/hộ.

Vốn tín dụng chính sách đã góp phần giúp cho hơn 203 nghìn hộ đồng bào DTTS phát triển sản xuất, nâng cao đời sống và thoát nghèo, trong đó: có trên 95 nghìn hộ thoát nghèo; thu hút và tạo viêc làm cho 20.578 lao động, trong đó có 591 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; giúp trên 4.856 HSSV có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập; xây dựng 9.258 căn nhà cho hộ nghèo; xây dựng 29.446 công trình cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn... góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.

Bà Rchăm H’Hồng - Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ tỉnh cho biết ngày càng nhiều hộ hội viên là người DTTS vay vốn của NHCSXH vượt khó, vươn lên làm kinh tế giỏi có thu nhập hằng năm từ 100 đến 200 triệu đồng. Tín dụng chính sách bước đầu đã làm thay đổi nhận thức tích cực lao động sản xuất phát triển kinh tế gia đình, tạo việc làm, góp phần xoá đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Hộ vay vốn Ksor H’ Ayết ở làng Klăh 2, xã Ia Dêr, huyện Ia Grai chia sẻ: Với đồng vốn ít ỏi của gia đình và vốn vay NHCSXH huyện năm 2013 là 10 triệu đồng và món vay chương trình hộ mới thoát nghèo với số tiền 30 triệu đồng năm 2016, hiện nay gia đình đã có 800 cây càphê kinh doanh, 3 sào lúa, 1 con heo nái, 12 con heo thịt. Tổng thu nhập hằng năm của gia đình đến thời điểm này đã trừ chi phí là 100 triệu đồng/năm và mua sắm được nhiều tiện nghi trong nhà.

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Tổng Giám đốc NHCSXH Nguyễn Văn Lý đánh giá cao hiệu quả thiết thực của tín dụng chính sách đối với đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Gia Lai, góp phần giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là bảo đảm an sinh xã hội.

Phó Tổng Giám đốc nhấn mạnh tín dụng chính sách góp phần tích cực trong việc thực hiện mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, giúp đồng bào DTTS giải quyết những vấn đề căn bản thiết yếu của cuộc sống, làm quen với việc vay vốn để SXKD và đặc biệt tín dụng chính sách đã thực sự là “cầu nối” giữa cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp với quần chúng nhân dân, đặc biệt là với khối đồng bào DTTS.

V.H
TIN LIÊN QUAN

Dự báo thời điểm bão Trà Mi đạt cường độ cực đại giật cấp 15

AN AN |

Dự báo bão Trà Mi sẽ đạt cường độ cực đại khoảng cấp 12, giật cấp 15 khi tiến đến vùng biển quần đảo Hoàng Sa trong ngày 26.10.

Giờ thứ 9: Đứa con bất hạnh - Phần 1

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Bé gái trong câu chuyện ngày hôm nay phải ở với bố dượng của mình sau khi mẹ đẻ ly hôn. Đứa bé sẽ lớn lên như thế nào và có cuộc sống ra sao?

Diễn biến mới vụ hóa đơn nước cao bất thường ở Thái Bình

TRUNG DU |

Thái Bình - Trước hàng loạt hành động khó hiểu từ phía Công ty CP Nước sạch Thái Bình, khách hàng cho biết sẽ tiếp tục kiến nghị đến các cơ quan chức năng.

Phụ huynh cho con đi học trở lại sau khi nhà trường nhận sai

NGUYỄN TRƯỜNG |

Ninh Bình - Sau 2 ngày cho con nghỉ học để làm rõ thông tin nhà trường dùng sữa hết hạn cho học sinh uống, ngày 23.10, các phụ huynh đã cho con đi học trở lại.

Biển Đông vẫn là điểm nóng với các tranh chấp lãnh thổ

Ngọc Vân |

Biển Đông vẫn là điểm nóng với các vấn đề tranh chấp lãnh thổ và khác biệt về yêu sách biển, cùng với tình hình quân sự hoá tại khu vực.

Giám đốc Sở ở Hà Nam lý giải về 130 lần trễ hạn xử lý hồ sơ

Thu Giang |

Ông Bùi Đức Thái - Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nam cho rằng, việc trễ hạn 130 lần xử lý hồ sơ là do lỗi trùng lặp trên hệ thống.

Kỷ luật cảnh cáo Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Yên

Hoài Luân |

Phú Yên - Ông Võ Đình Tiến - Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Yên bị kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo vì vi phạm quy định về những điều đảng viên không được làm...

Ngó lơ biển cấm, xe máy rồng rắn lên tầng 2 cầu Thăng Long

Tô Thế |

Tại đầu cầu Thăng Long (Hà Nội) đã đặt biển cấm các phương tiện như xe môtô, xe thô sơ... đi lên tầng 2 của cầu. Tuy nhiên vẫn có rất nhiều người vi phạm.