Lãi suất ngân hàng cao nhất lên tới 7,6%
Cụ thể, lãi suất ngân hàng cao nhất nếu khách hàng gửi tiết kiệm 36 tháng chạm ngưỡng 7,6%, do Ngân hàng TMCP Kiên Long (KienLong Bank) niêm yết.
Tiếp theo là lãi suất tiết kiệm tại Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (CBBank) và Ngân hàng Đông Á (DongA Bank), đều ở mức 7,5%.
Lãi suất tại Ngân hàng Bắc Á (BacABank) là 7,4%; lãi suất Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương (Saigonbank) là 7,3%.
Ngoài ra, các ngân hàng khác niêm yết lãi suất từ 6,4% - 7,2%. Bạn đọc có thể tham khảo tại bảng so sánh lãi suất tiết kiệm dưới đây.
Nên gửi tiền kỳ hạn 24 tháng hay 36 tháng?
Ngoài kỳ hạn 36 tháng, bạn có thể tham khảo thêm các mức lãi suất huy động ở các kỳ hạn khác. Ví dụ, kỳ hạn gửi tiền 24 tháng, 12 tháng, hoặc kỳ hạn gửi ngắn như 9 tháng, 6 tháng để so sánh lãi suất tiền gửi.
Dưới đây là bảng so sánh lãi suất kỳ hạn 24 tháng tại một số ngân hàng hiện nay, bạn đọc có thể tham khảo.
Có thể thấy, so với kỳ hạn 36 tháng, lãi suất ngân hàng gửi tiền 24 tháng không có nhiều chênh lệch. Hầu hết các ngân hàng đều quy định biểu lãi suất hai kỳ hạn này là ngang nhau. Vì thế, tuỳ vào nhu cầu gửi tiền và khoản tiền nhàn rỗi, bạn có thể cân nhắc gửi 2 năm hoặc 3 năm.
Thời gian gửi tiền càng dài, số tiền lãi nhận về càng lớn. Ví dụ, với 200 triệu VNĐ, bạn gửi vào Ngân hàng KienLong Bank với lãi suất 7,6% kỳ hạn 3 năm, thì bạn được là: 200 triệu x 7,6%/12 x 36 = 45,6 triệu VNĐ.
Cùng với số tiền này, bạn gửi 2 năm và nhận lãi 7,6% thì số tiền bạn sẽ nhận được là: 200 triệu x 7,6%/12 x 24 = 30,4 triệu VNĐ.
Xem thêm các bài viết về lãi suất TẠI ĐÂY