Cà Mau bàn cách trồng và giữ rừng

NHẬT HỒ |

Theo quy hoạch đã được điều chỉnh, diện tích đất lâm nghiệp tỉnh Cà Mau đến năm 2020 là 160.120ha; trong đó đất rừng đặc dụng 24.170ha, đất rừng phòng hộ 36.261ha và đất rừng sản xuất 99.687ha.

Diện tích rừng ngày càng ít so quy hoạch

Đến cuối năm 2016, diện tích rừng và đất lâm nghiệp của tỉnh Cà Mau khoảng 164.638ha (94.224ha có rừng); trong đó đất rừng đặc dụng 24.406ha (18.226ha có rừng), đất rừng phòng hộ 36.526ha (23.341ha có rừng), đất rừng sản xuất 103.705ha (52.656ha có rừng). Các loại đất rừng hiện do Vườn Quốc gia, ban quản lý rừng phòng hộ, hạt kiểm lâm, lực lượng vũ trang, doanh nghiệp và hộ gia đình quản lý. Diện tích đất lâm phần các tổ chức nhà nước đã khoán cho hộ gia đình khoảng 85.444ha với trên 18.193 hộ nhận khoán. 

Do nhiều nguyên nhân khác nhau, diện tích rừng, đất rừng giảm đáng kể. Cụ thể, rừng phòng hộ quy hoạch 26.994ha, kết quả kiểm kê còn 24.857ha (giảm 2.137ha); rừng đặc dụng còn 24.403ha (giảm 372ha). Đặc biệt, theo quy hoạch đến năm 2020, tổng diện tích có rừng toàn tỉnh là 105.000ha, nhưng kết quả kiểm kê đến năm 2015 chỉ còn 92.284ha (giảm 12.716ha).

Rừng keo lai tại U Minh Hạ. Ảnh: N.H
Rừng keo lai tại U Minh Hạ. Ảnh: N.H

Theo Chi cục Kiểm lâm Cà Mau, giai đoạn 2011 – 2016, trên địa bàn các huyện đã có 240,96ha chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng. Theo kết quả tổng hợp nhu cầu chuyển mục đích đất lâm nghiệp để phục vụ cho các công trình, dự án đầu tư (giai đoạn 2017 – 2020) khoảng 808ha; trong đó đất rừng đặc dụng khoảng 41ha, đất rừng phòng hộ 221ha, đất rừng sản xuất 545ha (đã có chủ trương và danh mục đầu tư). Ngoài ra, chuyển đổi sản xuất từ đất trồng rừng sang nuôi thủy sản tập trung dự kiến khoảng 1.547ha (chưa có dự án đầu tư). Phần diện tích nhỏ lẻ đã giao cho hộ gia đình ở các khu vực rừng sản xuất, khu tái định cư không có khả năng trồng lại rừng trong thời gian tới, phải chuyển sang sản xuất khác khoảng 1.864ha.

Quy hoạch phát triển rừng - khó vẫn phải làm

Trước thực trạng này, tỉnh Cà Mau chính thức quy hoạch phát triển đất lâm phần, diện tích rừng từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030 theo hướng phát triển bền vững, trồng rừng có giá trị kinh tế cao. Theo quy hoạch đã được điều chỉnh, diện tích đất lâm nghiệp Cà Mau đến năm 2020 của 3 loại đất rừng là 160.120ha. Quy hoạch lần này chú ý đến việc tái cơ cấu ngành hàng gỗ, phát triển rừng trồng gỗ lớn; phát triển du lịch sinh thái dưới tán rừng; sắp xếp tổ chức sản xuất lâm nghiệp và tái định cư…

Dù vậy, nhiều địa phương vẫn còn e ngại bởi thực trạng quản lý đất lâm nghiệp, đất rừng tại một số nơi rất khó khăn. Chẳng hạn như tại huyện Ngọc Hiển, người dân kiến nghị chuyển đổi diện tích đất lâm nghiệp khá lớn bởi nhiều nguyên nhân, trước tiên là phục vụ cho quy hoạch phát triển khu nuôi tôm công nghiệp công nghệ cao tập trung đã được phê duyệt. Đối với khu vực đất lâm nghiệp ven sông Cửa Lớn, nhiều đoạn người dân đã xây dựng công trình cơ bản nên huyện kiến nghị chuyển đổi mục đích để người dân ổn định lâu dài.

Ông Trần Văn Hiếu - Giám đốc Cty TNHH MTV Lâm nghiệp U Minh Hạ - nhận định, rừng sản xuất hiện nay trồng theo nhu cầu của thị trường, nếu quy hoạch cố định diện tích rừng tràm gỗ lớn đến năm 2030 là 1.300ha là chưa phù hợp và khó thực hiện. Ông Hiếu lý giải thêm, do cây tràm hiện nay chủ yếu phục vụ làm cừ xây nhà, nếu trồng tràm gỗ lớn không mang lại hiệu quả kinh tế.

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử, nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, hạn chế tác động của thiên tai do tác động của biến đổi khí hậu. Do đó, số liệu quy hoạch các loại rừng và đất rừng cần được rà soát lại thật chính xác để thống nhất công tác quản lý và đúng theo quy định. Đổi mới, nâng cao hiệu quả bộ máy quản lý bảo vệ rừng để thực hiện phát triển cho được 3 loại rừng theo quy hoạch. Ngoài ra, cần tìm thêm diện tích trồng rừng thay thế để quá trình thực hiện quy hoạch linh động hơn và để tăng thêm diện tích rừng được chứng nhận... 

NHẬT HỒ
TIN LIÊN QUAN

Kê biên khối bất động sản khủng của bà chủ Xuyên Việt Oil

Việt Dũng |

Mai Thị Hồng Hạnh - bà chủ Công ty Xuyên Việt Oil - bị cáo buộc gây thiệt hại hơn 1.400 tỉ đồng nên cơ quan chức năng đã kê biên hàng chục bất động sản.

Cấp dưới Trương Mỹ Lan khai: Không ngờ hậu quả quá lớn

Tú Tâm |

TPHCM - Tại phiên xử Trương Mỹ Lan giai đoạn 2, trong phần thẩm vấn, nhiều cấp dưới thừa nhận hành vi như cáo trạng truy tố.

Sắp triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương

Xuyên Đông |

Ngày 20.9, Bộ Giao thông Vận tải cho biết, sẽ triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương trong năm 2025.

Lào Cai phạt quán ăn tăng giá bất thường mùa mưa lũ

Đinh Đại |

Lực lượng chức năng tỉnh Lào Cai đã tiến hành lập biên bản và xử phạt cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại huyện Bảo Thắng.

Trường sạt lở nghiêm trọng, hàng trăm học sinh Thanh Hóa nghỉ học

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Do ảnh hưởng của mưa bão, một trường học đang xây dựng thì bị sạt lở nghiêm trọng. Ngay sau đó, ngành chức năng đã cho toàn bộ học sinh nghỉ học.

Miền Bắc sắp mưa rất to, có nơi vượt mốc 150mm

AN AN |

Cơ quan khí tượng dự báo khu vực đồng bằng Bắc Bộ sắp đón một đợt mưa; đặc biệt ngày 22.9 có nơi mưa rất to vượt mốc 150mm.

Giá vàng hôm nay 20.9: Vàng nhẫn tăng sốc

Khương Duy |

Giá vàng hôm nay 20.9 tăng mạnh ở thị trường trong nước và thế giới. Giá vàng nhẫn tròn trơn 9999 sáng nay sắp bằng giá vàng miếng SJC.

Giám đốc công ty làm máy nhắn tin cho Hezbollah bị điều tra

Anh Vũ |

Công ty Gold Apollo, có trụ sở tại Đài Loan (Trung Quốc), đang bị điều tra liên quan đến vụ nổ hàng nghìn máy nhắn tin của lực lượng Hezbollah.