Xóm cây giống Thuận Hưng

TRƯƠNG THANH LIÊM |

Xóm cây giống Thuận Hưng (quận Thốt Nốt, TP.Cần Thơ) hình thành và hoạt động đã vài chục năm. Ban đầu chỉ mươi nhà làm nghề, còn hiện nay đã lên đến khoảng 40 hộ, giải quyết việc làm thường xuyên cho hơn 100 lao động. Mỗi cơ sở sản xuất có từ 3 - 4 lao động, làm nhiều công đoạn khác nhau. Mỗi lao động nam được trả tiền công 180.000 - 200.000 đồng/ngày, lao động nữ từ 120.000 - 150.000 đồng.

Mặt hàng chủ lực của xóm cây giống Thuận Hưng là cải giống các loại (chiếm hơn 90%). Theo nhiều người lao động, để làm xong một vỉ rau cải giống phải qua các khâu: Mua hạt giống; mua trúc về làm ghim cho bầu; chọn đất tốt, đập nhuyễn, trộn với tro trấu. Sau đó mua lá chuối, xé nhỏ để làm bầu, cho đất và tro trấu vô bầu rồi vô hột, sắp lên vỉ, chồng lại, ủ cho có độ ẩm. Khi hột giống nứt mầm, tải ra thì phủ lưới cước lên trên. Cách ngày tưới một lần, 10 ngày sau khi ươm, xịt thuốc trừ sâu một lần duy nhất. Khoảng nửa tháng sau rau cải giống có thể mang đi tiêu thụ. Loại sản phẩm này tiêu thụ nhiều tại các tỉnh Kiên Giang, Sóc Trăng, Cà Mau….

Bà Ung Thị Khiết - thương lái đến từ huyện Giồng Riềng (Kiên Giang) - cho biết: “Tui tới xứ này mua cây con đã trên 20 năm, nhiều nhất là xà lách, cải xanh; gần tết thì có thêm nhiều loại rau màu khác. Cây con ở đây được người trồng chăm sóc chu đáo, ít sâu bệnh, ít sử dụng phân, thuốc nên tui mua về bán. Người trồng rất thích cây giống xứ này”.

Chị Hà Thị Thùy - ngụ khu vực Tân Phước 1 - cho biết: “Vợ chồng tôi không có đất sản xuất, làm mướn cho hàng xóm sản xuất cây giống gần 30 năm rồi, mỗi ngày thu nhập xấp xỉ 300.000 đồng. Công việc không mấy nặng nhọc, nhưng đòi hỏi khéo léo, tỉ mỉ. Nhờ công việc này, vợ chồng tôi nuôi ba đứa con ăn học tới nơi, tới chốn”. Còn ông Nguyễn Văn Sang - người đã theo nghề trên 40 năm - kể: “Người dân ở đây tận dụng tối đa đất xung quanh nhà để trồng các loại cây giống. Sản xuất cây giống lời hơn trồng lúa, lại không cần nhiều vốn. Nhờ cái nghề này tui cất được cái nhà mấy trăm triệu...”.

Cũng theo ông Sang, vào những ngày giáp tết, hoạt động mua bán tăng 2 - 3 lần so ngày thường. Nhiều hộ có lời trên 1 triệu đồng/ngày. Nhiều hộ phải thuê mướn nhân công từ nơi khác đến mới sản xuất đủ đáp ứng nhu cầu của thương lái. Ngoài các loại cải con, những mặt hàng sản xuất thêm dịp tết là cà, đậu… Những nằm gần đây, một số hộ còn tranh thủ trồng hoa - kiểng cung ứng thị trường tết… 

TRƯƠNG THANH LIÊM
TIN LIÊN QUAN

Tin 20h: Yên Bái kiểm tra nhà hàng "chặt chém" đoàn từ thiện

Nhóm PV |

Tin 20h ngày 19.9: Bà Nguyễn Phương Hằng được ra tù vào hôm nay; Yên Bái kiểm tra nhà hàng bị tố chặt chém đoàn từ thiện...

Phía Miss Universe nói về thông tin Kỳ Duyên chưa tốt nghiệp

Huyền Chi |

Thông tin Hoa hậu Kỳ Duyên chưa tốt nghiệp Trường Đại học Ngoại Thương gây xôn xao mạng xã hội.

Trực tiếp bóng chuyền U23 Thể Công Tân Cảng vs U23 Ninh Bình

Nhóm PV |

Trực tiếp chung kết giải bóng chuyền U23 quốc gia giữa U23 Thể Công Tân Cảng vs U23 Ninh Bình vào lúc 20h ngày 19.9.

Chậu hoa giấy trên phố đi bộ ở Đà Nẵng đồng loạt "nằm" tránh bão

Nguyễn Linh |

UBND quận Hải Châu, TP Đà Nẵng cho biết đã chủ động đặt nằm các chậu hoa giấy tại phố đi bộ Bạch Đằng để tránh thiệt hại bởi ảnh hưởng của cơn bão số 4.

Cháy lớn Hà Nội, khói lửa cuồn cuộn khiến người dân khiếp sợ

Hải Danh |

Một xưởng in rộng khoảng 400m2, kết cấu khung thép, mái tôn trên địa bàn quận Nam Từ Liêm (TP Hà Nội) bốc cháy dữ dội khiến người dân khiếp sợ.

Nợ chế độ giáo viên Bình Định: Trách nhiệm "chảy" về trường

Hoài Phương |

Bình Định - Về việc giáo viên huyện miền núi Vân Canh bị nợ lương, chế độ kéo dài, các cơ quan, đơn vị liên quan đều cho rằng trách nhiệm chính thuộc về trường.

Chơi dưới chung cư, bé gái bị vật cứng rơi trúng, lõm sọ não

Hoàng Xuyến - Việt Anh |

Mới đây, tại một chung cư trên địa bàn Hà Nội xảy ra trường hợp bé gái bị một vật cứng như bát, đĩa sứ rơi trúng vào đầu, gây lõm sọ não.

Xưởng trái phép vẫn uy hiếp hành lang đê Trà Lý ở Thái Bình

TRUNG DU |

Dù đã bị yêu cầu dừng hoạt động từ năm 2021, xưởng sản xuất, sơ chế phế liệu trái phép, gây ô nhiễm ở huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình vẫn ngang nhiên tồn tại.