3 kịch bản chiến sự Ukraina giáng đòn vào phục hồi toàn cầu hậu COVID-19

Hải Anh |

Việc Nga tấn công Ukraina mang lại những rủi ro rất lớn cho nền kinh tế thế giới vốn vẫn chưa phục hồi hoàn toàn sau cú sốc đại dịch COVID-19.

Xung đột Nga-Ukraina vốn đã được coi là xung đột nghiêm trọng nhất ở Châu Âu kể từ năm 1945. Những diễn biến liên quan trong nhiều tuần đã gây ra căng thẳng cho nền kinh tế thế giới, rõ rệt nhất là giá năng lượng tăng.

Diễn biến này leo thang vào 24.2, ngày Tổng thống Nga Vladimir Putin phát động chiến dịch quân sự đặc biệt vào Ukraina. Giá dầu thế giới lần đầu tiên tăng vọt lên trên 100 USD/thùng kể từ năm 2014, trong khi giá khí đốt của Châu Âu tăng tới 62%.

Trong khi giao tranh diễn ra ở Ukraina, phương Tây đang thực hiện nhiều động thái để trừng phạt Nga. Tuy nhiên, đại dịch đã khiến nền kinh tế toàn cầu có 2 điểm dễ tổn thương chính: Lạm phát cao và thị trường tài chính hỗn loạn. Dư chấn từ cuộc tấn công của Nga vào Ukraina có thể dễ dàng làm trầm trọng thêm cả 2.

Bloomberg đã tính tới các tác động và đưa ra 3 kịch bản cho thấy căng thẳng Nga-Ukraina có thể ảnh hưởng như thế nào đến tăng trưởng, lạm phát và chính sách tiền tệ toàn cầu.

Kịch bản 1: Dầu và khí đốt không bị gián đoạn

Kịch bản lạc quan với căng thẳng Nga-Ukraina hiện tại là nguồn cung dầu và khí đốt không bị gián đoạn, với giá cả ổn định ở mức hiện tại. Các điều kiện tài chính thắt chặt nhưng không có sự sụt giảm liên tục trên thị trường toàn cầu.

Minh chứng cho sự lạc quan đó là ở các thị trường dầu mỏ sau khi Mỹ và đồng minh công bố các lệnh trừng phạt mới đối với Nga. Các biện pháp trừng phạt Nga nhằm vào 5 ngân hàng, trong đó có ngân hàng cho vay lớn nhất của Nga Sberbank, với tổng tài sản trị giá 1 nghìn tỉ USD. Các biện pháp kiểm soát xuất khẩu sẽ hạn chế khả năng tiếp cận các sản phẩm công nghệ cao của Nga và các biện pháp trừng phạt cá nhân nhắm vào giới tinh hoa của đất nước.

Tuy nhiên, nguồn cung cấp năng lượng của Nga không phải là mục tiêu trừng phạt. Giá dầu giảm theo phản ứng này, với giá dầu tương lai ở New York phiên đóng cửa ở mức dưới 93 USD/thùng.

Giá năng lượng là kênh chính mà qua đó xung đột ở Ukraina có tác động ngay lập tức. Rủi ro đặc biệt nghiêm trọng ở Châu Âu, vì Nga là nhà cung cấp dầu và khí đốt chính.

Chi phí năng lượng tăng vọt chiếm hơn một nửa tỉ lệ lạm phát kỷ lục của khu vực đồng Euro vào tháng 1. Hợp đồng khí đốt tương lai Châu Âu đạt đỉnh trên 140 Euro (158 USD) mỗi megawatt giờ vào ngày 24.2, sau khi tăng tới 62% trong ngày.

Thêm vào hiệu ứng dầu mỏ, điều đó có thể khiến lạm phát khu vực đồng Euro chạm mức 3% trước cuối năm. Cũng có thể có những tác động lan tỏa khác từ cuộc suy thoái do lệnh trừng phạt gây ra ở Nga. Nhưng khu vực đồng Euro có khả năng sẽ thoát khỏi suy thoái và việc tăng lãi suất của ECB vào tháng 12 sẽ vẫn còn hiệu lực.

Tại Mỹ, giá xăng tăng thêm và thắt chặt tài chính vừa phải sẽ cản trở tăng trưởng. Nước này có thể vận chuyển nhiều khí đốt hơn sang Châu Âu, làm tăng giá trong nước.

Tuy nhiên, FED có thể sẽ nhìn xa hơn cú sốc giá tạm thời và tiếp tục với kế hoạch bắt đầu tăng lãi suất từ tháng 3. Chủ tịch Cleveland FED, ông Loretta Mester, cho biết ngày 24.2: “Trước sự thay đổi bất ngờ của nền kinh tế, tôi tin rằng sẽ là thích hợp để tăng lãi suất quỹ vào tháng 3 và tiếp đó là các mức tăng tiếp theo trong những tháng tới".

Kịch bản 2: Gián đoạn nguồn cung năng lượng

Một số chủ tàu chở dầu đang tránh tiếp nhận dầu thô của Nga cho đến khi rõ ràng hơn về các biện pháp trừng phạt. Các đường ống dẫn khí đốt chính chạy qua Ukraina có thể bị hư hại trong cuộc giao tranh. Ngay cả sự gián đoạn nguồn cung ở mức độ nhất định cũng có thể làm trầm trọng thêm cú sốc với giá năng lượng.

Giá khí đốt duy trì trở lại mức 180 Euro (202 USD)/megawatt giờ - mức của tháng 12 năm ngoái - và giá dầu ở mức 120 USD có thể khiến lạm phát khu vực đồng Euro tới gần 4% vào cuối năm, khiến thu nhập thực tế bị siết chặt hơn. Sẽ có tác động đáng kể đến GDP và từ đó có khả năng thúc đẩy bất kỳ đợt tăng lãi suất nào của ECB vào năm 2023.

Ở Mỹ, kịch bản này có thể đẩy lạm phát mạnh lên 9% vào tháng 3 và giữ ở mức gần 6% vào cuối năm. Đồng thời, bất ổn tài chính tiếp tục và nền kinh tế yếu hơn, một phần do suy thoái của Châu Âu, sẽ khiến FED căng thẳng hơn. Ở kịch bản này, việc FED tăng lãi suất vào tháng 3 có thể vẫn diễn ra như kế hoạch nhưng sẽ có tăng lãi suất chậm hơn trong nửa cuối năm.

Tình huống 3: Ngưng hoàn toàn khí đốt

Trước những biện pháp trừng phạt tối đa từ Mỹ và Châu Âu - như bị cắt khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT - Nga có thể trả đũa bằng cách ngắt dòng khí đốt sang Châu Âu.

ECB ước tính, cú sốc phân bổ khí đốt ở mức 10% có thể làm giảm 0,7% GDP của khu vực đồng Euro. Khi quy mô con số đó lên đến 40% - tức thị phần lượng khí đốt từ Nga của Châu Âu - kinh tế sẽ bị ảnh hưởng 3%. Con số thực tế có thể cao hơn đáng kể, do sự hỗn loạn mà một cuộc khủng hoảng năng lượng chưa từng có như vậy có thể tạo ra. Điều đó có nghĩa là suy thoái xảy ra và ECB sẽ không tăng lãi suất trong tương lai gần.

Với Mỹ, cú sốc tăng trưởng cũng sẽ khá lớn. Có thể có những hậu quả khôn lường từ các lệnh trừng phạt tối đa làm gián đoạn hệ thống tài chính toàn cầu, với tác động lan tỏa đối với các ngân hàng Mỹ. Trọng tâm của FED khi đó sẽ chuyển sang duy trì tăng trưởng.

Tuy nhiên, nếu giá cao hơn dẫn đến khả năng lạm phát tăng cao với người tiêu dùng và doanh nghiệp thì sẽ dẫn tới tình huống xấu nhất với chính sách tiền tệ: Siết chặt mạnh mẽ ngay cả khi nền kinh tế đang yếu.

Những yếu tố bất ngờ

Tất nhiên, 3 kịch bản trên chưa phải là tất cả những diễn biến có thể xảy ra. Những kịch bản đó tập trung vào các nền kinh tế tiên tiến lớn nhất thế giới, nhưng các quốc gia ở khắp thế giới sẽ nhận thấy tác động của giá hàng hóa tăng đột biến, bao gồm lương thực chính như lúa mì cũng như năng lượng.

Một số quốc gia, như Saudi Arabia và các nước xuất khẩu dầu mỏ khác ở vùng Vịnh, có thể được hưởng lợi. Nhưng với hầu hết các thị trường mới nổi - vốn đã phục hồi chậm hơn - kết hợp giữa giá cao hơn và dòng vốn ra có thể chịu đòn giáng mạnh, làm trầm trọng thêm nguy cơ khủng hoảng nợ hậu COVID-19. Thổ Nhĩ Kỳ, nhà nhập khẩu năng lượng lớn vốn đã có đồng tiền yếu và lạm phát tăng vọt trước cuộc khủng hoảng Ukraina, là một ví dụ điển hình.

Ngoài ra, còn những rủi ro khó đoán định trước như các cuộc tấn công mạng. FED New York ước tính, một cuộc tấn công làm suy giảm hệ thống thanh toán tại 5 công ty cho vay tích cực nhất của Mỹ có thể lan tỏa tới 38% tổng tài sản ngân hàng, dẫn đến tình huống xấu nhất là tích trữ thanh khoản và vỡ nợ.

Hải Anh
TIN LIÊN QUAN

Giao tranh ác liệt sát Kiev nơi lính dù Nga đổ bộ, 1 máy bay Nga bị bắn rơi

Hải Anh |

Ukraina thông báo đã bắn rơi vận tải cơ quân sự Nga chở lính dù cách Kiev khoảng 40 km.

Dấu ấn tình báo Mỹ trong ứng phó leo thang Nga-Ukraina

Thanh Hà |

Các cơ quan tình báo Mỹ nắm được cả giờ thực hiện kế hoạch bắt đầu hành động quân sự của Nga ở Ukraina, New York Times cho hay.

SWIFT: Đòn trừng phạt “đau” nhất mà Nga có thể phải chịu

Anh Vũ |

Việc bị loại khỏi SWIFT là một trong những biện pháp trừng phạt nặng nề nhất mà Nga có thể phải chịu sau các hành động quân sự tại Ukraina.

Làm thơ đăng Facebook bị đánh: Bài thơ mang tính trào phúng

CÔNG SÁNG |

Quảng Bình - Liên quan đến vụ người đàn ông bị đánh vì đăng thơ lên Facebook, chính quyền địa phương đã có những thông tin cụ thể về sự việc.

Bán được hơn 62.000 vé tàu Tết 2025, còn nhiều vé các ngày

Huyền Trân |

TPHCM - Sau 2 tuần mở bán vé tàu Tết Ất Tỵ 2025, đến nay đã bán được hơn 62.000 vé. Hiện vẫn còn nhiều vé tàu đi trong dịp Tết.

Thị trường viễn thông trước thời điểm tắt sóng 2G

KHÁNH AN |

Chỉ còn một ngày nữa mạng 2G sẽ bị ngừng cung cấp dịch vụ tại Việt Nam. Các nhà mạng cho biết sẽ chặn thiết bị sau ngày 15.10 nhưng bảo lưu tài khoản để khách hàng có thời gian chuyển đổi.

Quốc học Huế - kỷ lục 7 học sinh vào chung kết Olympia

PHÚC ĐẠT - NGUYỄN LUÂN |

HUẾ - Trường THPT chuyên Quốc học Huế, nơi Quán quân Đường lên đỉnh Olympia 2024 - Võ Quang Phú Đức theo học được thành lập theo sắc dụ của vua Thành Thái.

Công khai tài sản thu nhập tại 1.083 cơ quan, tổ chức đơn vị

PHẠM ĐÔNG |

4 người bị kỷ luật do kê khai tài sản, thu nhập không trung thực; các cơ quan thực hiện công khai tài sản thu nhập tại 1.083 cơ quan, tổ chức đơn vị.

Giao tranh ác liệt sát Kiev nơi lính dù Nga đổ bộ, 1 máy bay Nga bị bắn rơi

Hải Anh |

Ukraina thông báo đã bắn rơi vận tải cơ quân sự Nga chở lính dù cách Kiev khoảng 40 km.

Dấu ấn tình báo Mỹ trong ứng phó leo thang Nga-Ukraina

Thanh Hà |

Các cơ quan tình báo Mỹ nắm được cả giờ thực hiện kế hoạch bắt đầu hành động quân sự của Nga ở Ukraina, New York Times cho hay.

SWIFT: Đòn trừng phạt “đau” nhất mà Nga có thể phải chịu

Anh Vũ |

Việc bị loại khỏi SWIFT là một trong những biện pháp trừng phạt nặng nề nhất mà Nga có thể phải chịu sau các hành động quân sự tại Ukraina.