Ba tháng, ba vụ mất tích phóng xạ bí ẩn ở ba châu lục

Khánh Minh |

Viên nang bị mất tích ở Australia, ống biến mất ở Thái Lan và máy ảnh “không cánh mà bay” ở Mỹ đều có chứa phóng xạ.

Cả ba món đồ trên đều chứa chất phóng xạ và đột nhiên mất tích trong vòng 3 tháng qua. Các chuyên gia cho rằng, đây là sự trùng hợp cực kỳ hiếm gặp, đồng thời đặt ra những câu hỏi liên quan đến tính an toàn về các vật chứa phóng xạ này.

Đồng vị phóng xạ 

Đồng vị phóng xạ là một dạng không ổn định của một nguyên tố hóa học bị phân hủy theo thời gian dưới dạng bức xạ.

Những hóa chất này có thể tìm thấy trong tự nhiên nhưng hầu hết đều ở dạng nhân tạo.

Bức xạ mà các nguyên tố này phát ra có dạng của tia alpha, beta và gamma, tùy thuộc vào nồng độ của chúng, có thể gây nguy hiểm.

Nhưng các đặc tính độc đáo cũng khiến chúng trở nên hữu ích cho nhiều ứng dụng trong đời sống, từ việc tiêu diệt các tế bào ung thư đến thực hiện các phép đo cực kỳ chính xác.

Ứng dụng của nguồn phóng xạ

Sự thật là những nguồn phóng xạ có ứng dụng đời sống phổ biến hơn chúng ta nghĩ.

Lauren Steen - Tổng Giám đốc của Radiation Services WA, công ty tư vấn về quản lý bức xạ ở Australia - khẳng định: “Hàng trăm nghìn nguồn phóng xạ được sử dụng và vận chuyển mỗi ngày mà không hề gây ra bất cứ vấn đề gì”.

Vật liệu phóng xạ cũng có nhiều ứng dụng trong công nghiệp, điển hình là ống phóng xạ bị mất tích ở Thái Lan, có thể dùng để đo đạc tại nhà máy điện than.

Ảnh: CNN
Ống phóng xạ bị mất tích ở Thái Lan có thể dùng để đo đạc tại nhà máy điện than. Ảnh: CNN

Theo Cơ quan An ninh Hạt nhân Quốc gia Mỹ, trong xây dựng, máy chụp ảnh phóng xạ - giống như chiếc bị mất tích ở Mỹ, có thể được sử dụng để kiểm tra tình trạng của tàu, đường ống và các không gian nhỏ khác.

Các chất phóng xạ cũng có thể tìm thấy trong các máy đo kiểm tra đất. Chẳng hạn, viên nang bị mất tích ở Australia đã được sử dụng để làm máy đo mật độ đất bởi công ty khai thác mỏ Rio Tinto.

Ngoài ra, nguồn phóng xạ còn được sử dụng trong bệnh viện để chẩn đoán và điều trị các loại bệnh ung thư khác nhau hoặc để khử trùng máu và truyền máu…

Mối đe doạ khi những sản phẩm chứa chất phóng xạ mất tích 

Các quan chức cho hay, nguy cơ phơi nhiễm phóng xạ từ chiếc máy ảnh “không cánh mà bay” ở Texas (Mỹ) là “rất thấp”, đặc biệt là khi chất phóng xạ được bảo vệ bởi nhiều lớp.

Nhưng nguồn phóng xạ trong viên nang ở Australia và ống phóng xạ ở Thái Lan lại chứa caesium-137, một chất phóng xạ cường độ cao có khả năng gây chết người.

Các chuyên gia cảnh báo, caesium-137 có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho những người tiếp xúc với nó: bỏng da do tiếp xúc gần, phơi nhiễm phóng xạ và nguy cơ ung thư chết người, đặc biệt đối với những người vô tình tiếp xúc trong thời gian dài.

Caesium-137 có chu kỳ bán rã khoảng 30 năm, nghĩa là nó có thể gây nhiều hiểm hoạ cho con người trong nhiều thập kỷ tới, nếu chúng không được tìm thấy.

Chất phóng xạ xuất hiện ở một nơi không xác định trong khoảng thời gian dài là mối quan tâm đặc biệt ở Australia, vì viên nang phóng xạ bị mất tích dọc theo một đoạn đường cao tốc dài, rộng và không được bảo vệ kỹ lưỡng.

“Nếu mọi người nói chung (vô tình) tiếp xúc, tác động tới sức khỏe sẽ phụ thuộc vào cường độ của bức xạ. Nếu nồng độ cao, điều đầu tiên chúng ta cảm nhận sẽ là da bị kích ứng” - Pennapa Kanchana, Phó Tổng thư ký Văn phòng Nguyên tử vì Hòa bình (OAP) - cơ quan quản lý chính phủ về nghiên cứu phóng xạ và hạt nhân ở Thái Lan, nhận định.

Cũng vài ngày sau khi xi lanh được báo cáo mất tích tại một nhà máy điện than ở Thái Lan, các nhà chức trách đã phát hiện ra bức xạ caesium-137 từ bụi sắt trong lò luyện kim tại một nhà máy nấu chảy sắt cách nhà máy khoảng 10 km. Họ vẫn đang điều tra xem liệu ống phóng xạ bị mất có phải đã được đưa đến nhà máy này hay không và liệu chất cesium được phát hiện có phải từ ống phóng xạ đã biến mất hay không.

Viên nang chứa phóng xạ ở Australia. Ảnh: Go
Viên nang chứa phóng xạ ở Australia. Ảnh: Cơ quan Dịch vụ khẩn cấp và Cứu hoả, Bang Tây Australia

Tần suất mất tích của vật liệu nhiễm phóng xạ

Ba sản phẩm chứa phóng xạ bị mất tích trong khoảng thời gian ngắn như vậy đã dấy lên mối lo ngại, nhưng các chuyên gia cho rằng, tần suất của các sự cố gần đây là không điển hình.

Bà Steen - Tổng Giám đốc của Radiation Services WA - nói: “Tôi nghĩ rằng đó dường như là một sự trùng hợp lớn”. Đây là lần đầu tiên bà Steen chứng kiến những vụ “mất tích” của nguồn phóng xạ, sau 15 năm công tác trong lĩnh vực này.

“Thành thật mà nói, tôi khá sốc về những gì đang diễn ra” - bà Steen cho biết. “Trong những năm tháng thực hành về an toàn bức xạ, tôi chưa từng gặp trường hợp nào như thế này”.

Việc vận chuyển các viên nang phóng xạ như ở Australia không hiếm gặp nhưng việc mất đi nguồn phóng xạ là một điều hiếm khi xảy ra - bà Steen nói thêm.

McIntyre - phóng viên báo chí của Cơ quan Điều tiết Hạt nhân Mỹ - cho hay, các sự cố gần đây nên được coi là ngoại lệ chứ không phải quy tắc khi nói đến vật liệu phóng xạ và không nên làm lu mờ những giá trị sử dụng của chúng.

McIntyre nói: “Mặc dù các thiết bị có nguồn phóng xạ đôi lúc bị thất lạc, nhưng tôi sẽ không kết luận rằng đang có rất nhiều chất phóng xạ độc hại bên ngoài môi trường sống”.

Khánh Minh
TIN LIÊN QUAN

Thái Lan tìm ra ống phóng xạ 25kg mất tích

Thanh Hà |

Ống phóng xạ mất tích của một nhà máy điện ở Thái Lan đã được lần ra trong một xưởng đúc thép gần đó.

Australia lý giải nguyên nhân viên chứa chất phóng xạ bị thất lạc

Thảo Phương |

Cách thức để viên nang chứa chất phóng xạ nguy hiểm có thể thoát khỏi những lớp bao bì dày là câu hỏi mà nhiều chuyên gia đang tập trung lý giải.

Australia phát cảnh báo khẩn cấp vì nguồn phóng xạ cỡ 6mm thất lạc

Thanh Hà |

Nguồn phóng xạ có khả năng gây bệnh cấp tính đã bị thất lạc ở phía tây Australia.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

CLB Thanh Hóa đánh bại Công an Hà Nội tại vòng 2 V.League

HOÀNG HUÊ - MINH DÂN |

Câu lạc bộ Thanh Hóa giành chiến thắng 1-0 trước đội Công an Hà Nội ở vòng 2, qua đó giành 3 điểm đầu tiên ở LPBank V.League 2024-2025.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.